Thu hồi đất là việc thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Trường hợp nào thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh?
Mục lục bài viết
1. Khi nào thì thu hồi đất?
Thu hồi đất là một trong những hoạt động pháp lý quan trọng, diễn ra thường xuyên trong thực tiễn quản lý và sử dụng đất đai hiện nay.
Thu hồi đất được hiểu là hoạt động của cơ quan Nhà nước, tại đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Đất là tài sản của toàn dân, do Nhà nước quản lý. Tức mọi hoạt động liên quan đến đất đai hay kế hoạch sử dụng đều nằm trong sự quản lý, kiểm soát của cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước phải dựa trên cơ sở nền tảng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Vậy nên, chỉ khi nằm trong các trường hợp tiến hành thu hồi đất do Luật định, cơ quan Nhà nước mới được quyền đưa ra quyết định thu hồi đất.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16
+ Trường hợp 1: Nhà nước tiến hành hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Xây dựng quốc phòng và phát triển kinh tế là những nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình phát triển kinh tế nước nhà. Do đó, khi cần, Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi đất của người dân để thực hiện các dự án phát triển về các lĩnh vực này.
+ Trường hợp 2: Nhà nước thu hồi đất do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi sử dụng đất đai, người sử dụng đất phải tuân thủ đúng theo các nguyên tắc, quy định mà phái cơ quan Nhà nước đưa ra. Trong trường hợp người dân vi phạm các quy định của pháp luật về việc sử dụng đất đai, cơ quan Nhà nước hoàn toàn có quyền thu hồi quyền sử dụng đất của đối tượng này.
+ Trường hợp 3: Thu hồi đất diễn ra do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Trong trường hợp Nhà nước cho thuê đất, khi hết thời hạn sử dụng, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất đai. Hoặc trong trường hợp việc sử dụng đất đai đe dọa tính mạng con người, cơ quan Nhà nước hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định thu hồi đất.
Trên đây là các trường hợp thu hồi đất mà
2. Trường hợp nào thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh?
Điều 61 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh như sau:
– Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc. Tức Nhà nước sẽ thu hồi đất để xây dựng các cơ sở quân sự làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc cho lực lượng quân đội.
– Xây dựng căn cứ quân sự là một trong những trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh. Căn cứ quân sự là địa điểm quân sự, phục vụ cho hoạt động vũ trang, có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống quốc phòng, an ninh của nước ta. Vậy nên, Nhà nước sẽ xây dựng căn cứ quân sự trên nền đất đã được thu hồi.
– Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh.
– Nhà nước dùng đất được thu hồi để xây dựng ga, cảng quân sự.
– Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Đất thu hồi để phục vụ quốc phòng- an ninh còn được sử dụng trong trường hợp làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí.
– Nhà nước sử dụng đất được thu hồi để xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý cũng là một trong các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.
Trên đây là các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh. Có thể thấy, Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh để xây dựng và phục vụ các hoạt động quân đội, quốc phòng, an ninh tại nước ta. Đây chính là cơ sở để tạo nên sức mạnh cho nền quốc phòng, an ninh Việt Nam.
3. Các nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất:
Điều 74 Luật đất đai 2013 quy định về các nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
– Nguyên tắc 1: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật thì được bồi thường. Có thể thấy, bồi thường khi tiến hành thu hồi đất là một trong những nguyên tắc mà cơ quan chức năng có thẩm quyền phải đảm bảo thực hiện để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Như đã nói, khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đất đai, mục đích lớn nhất mà Nhà nước phải hướng tới, là giúp việc thu hồi đất phát triển nền kinh tế xã hội chung; vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
– Nguyên tắc 2: Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Đây là hình thức bồi thường thu hồi đất mà Nhà nước đưa ra. Hình thức bồi thường này phải được áp dụng đối với người dân có đất bị thu hồi ở từng địa phương. Có như vậy mới đảm bảo tính khách quan, ổn định và toàn diện nhất.
– Nguyên tắc 3: Khi thực hiện bồi thường thu hồi đất, cơ quan chức năng có thẩm quyền phải đảm bảo việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là những nguyên tắc mà cơ quan Nhà nước phải áp dụng khi tiến hành thu hồi đất của người dân để thực hiện các dự án phát triển đất nước.
4. Ai là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất?
Thu hồi đất là hoạt động pháp lý của cơ quan Nhà nước, tại đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước. Vậy nên, cơ quan Nhà nước sẽ là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất.
Theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013 thẩm quyền thu hồi đất thuộc về các đối tượng sau đây:
+ Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền ra quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Thu hồi đất đối đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
+ Thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
Cơ quan này có quyền thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Từ nội dung phân tích ở trên, việc thu hồi đất trong từng trường hợp cụ thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân xã không có thẩm quyền thu hồi đất của các hộ dân vì bất cứ lý do gì (Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có thẩm quyền quản lý đất, và thực hiện các hoạt động liên quan theo quy định của pháp luật).
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013.