Nước là một trong những tài nguyên quan trọng của nước ta. Vậy trường hợp nào phải đăng ký khi khai thác nước dưới đất?
Mục lục bài viết
- 1 1. Trường hợp nào phải đăng ký khi khai thác nước dưới đất?
- 2 2. Hồ sơ và thủ tục thực hiện đăng ký khai thác nước dưới đất:
- 3 3. Quy định về việc khoanh định cũng như công bố các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất:
- 4 4. Thẩm quyền quyết định việc đăng ký khai thác nước dưới đất:
- 5 5. Mẫu tờ khai đăng ký công trình khai thác nước dưới đất:
1. Trường hợp nào phải đăng ký khi khai thác nước dưới đất?
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
Khi thực hiện các hoạt động khai thác nước dưới đất sẽ phải thực hiện đăng ký. Căn cứ Điều 4 Thông tư số
– Các khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra.
– Các khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu.
– Các khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
– Các khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép.
– Các khu vực do khai thác nước dưới đất gây ra ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm.
– Các khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác.
– Các khu vực khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.
2. Hồ sơ và thủ tục thực hiện đăng ký khai thác nước dưới đất:
Bước 1: Tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, phum, bản, sóc sẽ tiến hành rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn dựa trên danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất được phê duyệt.
Sau đó thực hiện thông báo và đưa tờ khai (theo mẫu số 38 Thông tư 27/2014/TT-BTNMT) cho tổ chức, cá nhân để kê khai.
Bước 2: Nộp tờ khai đăng ký công trình khai thác nước dưới đất:
tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành hai tờ khai đăng ký công trình khai thác nước dưới đất:
– Nộp trực tiếp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
– Hoặc nộp cho tổ trưởng tổ dân phố để nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Đối với trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thời gian hoàn thành tờ khai và nộp là trong hạn không quá 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được tờ khai.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi một bản cho tổ chức, cá nhân. Thời gian giải quyết là trong vòng không quá 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân.
Lưu ý: nếu không tiếp tục khai thác, sử dụng thì những cá nhân, tổ chức đã đăng ký khai thác nước dưới đất phải thông báo và trả tờ khai cho cơ quan đăng ký hoặc tổ trưởng dân phố để báo cho cơ quan đăng ký và thực hiện việc trám, lấp giếng không sử dụng theo quy định.
Bước 4: Trách nhiệm của các cơ quan đăng ký phải lập sổ theo dõi, cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn.
Thực hiện tổng hợp và báo cáo các kết quả đăng ký tới Sở Tài nguyên và Môi trường hằng năm.
Nếu như Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan thực hiện đăng ký thì phải gửi báo cáo kết quả đăng ký tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Quy định về việc khoanh định cũng như công bố các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất:
Thứ nhất, việc khoanh định các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất sẽ do cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện, sau đó lập danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn.
Nội dung các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đảm bảo có các nội dung sau đây:
+ Các số liệu, căn cứ chính để khoanh định từng khu vực.
+ Thông tin về vị trí địa lý, diện tích, phạm vi hành chính của từng khu vực.
Sau khi có ý kiến của Cục Quản lý tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất.
Sau khi phê duyệt xong sẽ thực hiện công bố danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất:
Việc công bố danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất sẽ thuộc trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường. Danh mục phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương, thông báo tới Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất.
4. Thẩm quyền quyết định việc đăng ký khai thác nước dưới đất:
Căn cứ khoản 1 và khoản 4 Điều 6 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT quy định về trách nhiệm quyết định việc đăng ký khai thác nước dưới đất thuộc về:
– Cơ quan đăng ký khai thác nước dưới đất là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
– Cơ quan đăng ký có trách nhiệm lập sổ theo dõi, cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn; hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký tới Sở Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp xã thì gửi báo cáo kết quả đăng ký tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.
5. Mẫu tờ khai đăng ký công trình khai thác nước dưới đất:
Mẫu 38
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
TỜ KHAI
ĐĂNG KÝ CÔNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
A – PHẦN DÀNH CHO TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
1. Thông tin về tổ chức/cá nhân đăng ký:
1.1. Tên tổ chức/cá nhân:…………….. (Đối với tổ chức ghi đầy đủ tên theo Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh/đối với cá nhân ghi đầy đủ họ tên theo Chứng minh nhân dân).
1.2. Địa chỉ liên hệ:……………..
1.3. Số điện thoại liên hệ (nếu có): …………
2. Thông tin về công trình khai thác:
2.1. Vị trí công trình:…………….. (Ghi rõ thôn/ấp; xã/phường; quận/huyện; tỉnh/thành phố nơi đặt công trình khai thác nước dưới đất)
2.2. Chiều sâu khai thác:…………(m);
2.3. Lượng nước khai thác, sử dụng: ………… (m3/ngày đêm);
2.4. Mục đích khai thác, sử dụng nước:………………
(Ghi rõ khai thác, sử dụng nước cho: ăn uống, sinh hoạt hộ gia đình; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các mục đích khác)
| ………., ngày….. tháng…….. năm………….. |
B – PHẦN XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ
(Xác nhận, ký, đóng dấu) |
|
Cơ quan đăng ký khai thác nước dưới đất xác nhận các nội dung sau:
1. Tính xác thực về tư cách pháp nhân của tổ chức/cá nhân xin đăng ký.
2. Vị trí công trình, lưu lượng khai thác và mục đích sử dụng nước.
3. Quy định trường hợp không còn sử dụng công trình khai thác nước dưới đất thì thông báo và trả Tờ khai thông qua Tổ trưởng tổ dân phố (hoặc trưởng thôn, ấp, phum, bản, sóc) để báo cho cơ quan quản lý hoặc thông báo trực tiếp và trả tờ khai cho cơ quan quản lý; thực hiện việc trám, lấp giếng theo quy định khi không còn sử dụng công trình khai thác nước dưới đất; thông báo ngay cho cơ quan quản lý khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra trong quá trình khai thác nước dưới đất tại công trình đăng ký.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.