Trên thực tế, có nhiều người cùng mua chung một mảnh đất. Vậy trong trường hợp nhiều người cùng có mong muốn được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được không? Và hình thức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều người như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sổ đỏ là gì? Người sử dụng đất là gì?
Sổ đỏ: Là tên gọi khác của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận (GCN ) là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đâu tư, cải lạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, GCN chính là cơ sở pháp lý đê Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của chủ sử dụng.
Người sử dụng đất: Theo quy định tại Điều 5
2. Thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Thông tin thể hiện trên Giấy chứng nhận
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5
– Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)“.
– Trường hợp có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó.
Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)“.
– Trường hợp ghi trên trang 1 Giấy chứng nhận không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này“.
3. Trường hợp có nhiều người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Nguyên tắc ghi tên, xác định người đứng tên sổ đỏ
Hiện nay vấn đề: quy định về đứng tên sổ đỏ, Ghi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ai, … là vấn đề được nhà nước quy định rõ ràng các trường hợp điều kiện đứng tên sổ đỏ nhà đất để bảo vệ quyền lợi và phát sinh tranh chấp.
Đồng thời, vấn đề người đứng tên nhà đất là ai, ghi tên những người nào, có nhiều mâu thuẫn khi bố mẹ chồng đòi đứng tên sổ đỏ hay anh em, vợ chồng trong việc ghi tên người trên sổ đỏ, sổ hồng khi làm sổ, hay sổ đỏ ghi tên các thành viên trong gia đình, mua nhà đất đứng tên người nào vợ hoặc chồng, đứng tên con…
Dưới đây là những nguyên tắc quy định của pháp luật về đứng tên sổ đỏ mới nhất cần biết trước khi làm thủ tục nhận chuyển nhượng, mua bán, tặng cho khi cấp mới hoặc sửa đổi, thay thế sổ:
Tại khoản 2 Điều 98
Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì sổ đỏ, sổ hồng phải ghi đầy đủ tên của tất cả những người có quyền sở hữu chung bất động sản đó và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận trừ trường hợp các đồng sở hữu đứng tên chung sổ đỏ yêu cầu chỉ cấp chung 1 giấy chứng nhận và trao cho một người người đại diện đứng tên sổ đỏ nắm giữ sổ, Các đồng sở hữu đứng tên sổ vẫn có quyền sử dụng, định đoạt ngang nhau theo thỏa thuận.
Nếu sở hữu của 2, 3, hay nhiều người thì sẽ ghi tên các đồng sở hữu và có quyền ngang nhau trong định đoạt và sử dụng, lợi nhuận theo sở hữu chung hợp nhất từng phần, trừ các trường hợp có thỏa thuận khác. Cho nên, khi làm Giấy chứng nhận có thể sổ đỏ đứng tên 1 người, 2 người, 3 người hoặc nhiều hơn dưới dạng đồng sở hữu. Có thể kể đến các trường hợp trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trường hợp thứ nhất, Vợ chồng cùng đứng trên giấy chứng nhân quyền sử dụng đất
Trường hợp thứ hai, Nhiều chủ thể thừa kế được hưởng di sản thừa kế trên cùng một mảnh đất
4. Hình thức ghi tên trong trường hợp nhiều chủ thể mua chung một mảnh đất:
Theo quy định trên, mảnh đất có nhiều người cùng chung quyền sử dụng đất thì pháp luật yêu cầu những người đó cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Ngoài ra, nếu các chủ thể có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)” (Khoản 3 Điều 5
Hiện nay không có quy định về giới hạn số người đứng trên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Trên Giấy chứng nhận cấp cho mỗi người sẽ ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.
Trường hợp ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)“
Theo quy định hiện hành, trường hợp thửa đất có nhiều người sử dụng chung thì có 2 hình thức cấp giấy chứng nhận:
Một là, cấp giấy chứng nhận cho từng cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.
Hai là, cấp chung một giấy chứng nhận nếu những người sử dụng đất có thỏa thuận bằng văn bản (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật) về việc cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện của nhóm người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Như vậy, theo quy định của pháp luật đất đai thì không cấm các trường hợp đứng tên nhiều người trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì vậy các bạn cần phải tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật về hình thức cấp đỏ để bảo vệ quyền lợi của mình, tránh các trường hợp tranh chấp xảy ra.
Cơ sở pháp lý
– Thông tư số 17/2009/TT- BTNMT ban hành ngày 21 tháng 10 năm 2009 quy định về giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.