Vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất vẫn là chủ đề "nóng" thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng trong xã hội. Vậy trường hợp nào thì người dân sẽ được bố trí tái định cư khi thu hồi đất ở?
Mục lục bài viết
1. Tái định cư được hiểu như thế nào?
Thuật ngữ “tái định cư” được sử dụng khá nhiều tại các văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên đến thời điểm này, lại chưa có bất kì văn bản nào giải thích tường tận cụ thể nội hàm của khái niệm “tái định cư”. Theo Điều 4
Luật Đất đai năm 2013 hiện hành tại điểm c khoản 2 Điều 83 quy định về việc hỗ trợ trong các trường hợp khi bị thu hồi đất, trong đó có trường hợp hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở, bên cạnh đó, tại Điều 85 và Điều 86 còn quy định trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi tiến hành thu hồi đất, bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất.
Căn cứ vào quy định này và nội dung các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi của Luật Đất đai năm 2013 hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành, có thể đưa ra khái niệm về tái định cư, cụ thể như sau: Tái định cư là việc nhà nước bố trí nơi ở mới cho người sử dụng đất bằng giao đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để người có đất bị thu hồi tự lo chỗ ở mới khi mà họ bị nhà nước thu hồi đất ở và phải di chuyển chỗ ở.
2. Trường hợp nào được bố trí tái định cư khi thu hồi đất ở?
Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể và làm rõ các điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng đối với từng loại đối tượng mà nhà nước thu hồi đất. Luật đã bổ sung bồi thường đối với trường hợp sử dụng đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhằm đảm bảo bình đẳng giữa người sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê với người được giao đất cho thu tiền sử dụng đất (vì những đối tượng này có cùng nghĩa vụ tài chính như nhau). Mặt khác, bổ sung bồi thường đối với trường hợp cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất mà không phải là đất do nhà nước giao, cho thuê và có giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp. Đây là một tiến bộ mới vì trước đây đối với các trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở từ thiện không phải là đất do nhà nước giao mà có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, hợp pháp hoặc khai trương trước ngày 1/7/2004 thì không được bồi thường hỗ trợ điều này gây vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Căn cứ theo Điều 79 Luật Đất đai năm 2013, Điều 6
Thứ nhất, hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành khi nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường tái định cư như sau:
– Trường hợp mà người có đất bị thu hồi không còn đất ở hoặc nhà ở nào khác trong cùng địa bàn xã, phường hoặc thị trấn nơi có đất bị thu hồi thì sẽ được bồi thường bằng đất hoặc nhà ở. Trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bồi thường bằng nhau rồi thì nhà nước sẽ tiến hành bồi thường bằng tiền mặt.
– Trường hợp người có đất bị thu hồi mà còn đất ở hoặc còn nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi thì được bồi thường bằng tiền mặt. Còn đối nếu địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì sẽ được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
Thứ hai, hộ gia đình hoặc cá nhân khi nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở khác mà không có đủ điều kiện được bồi thường về đất ở nếu không có chỗ ở nào khác trên địa bàn đó thì được nhà nước bán, cho thuê nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
Thứ ba, hộ gia đình hoặc cá nhân đang sử dụng đất ở hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu quyền sử dụng đất ở gắn liền với nhà ở tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
Thứ tư, hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng đất ở thuộc diện hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang để bảo vệ an toàn, phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang an toàn thì được bố trí tái định cư; được bồi thường chi phí di chuyển và được hỗ trợ ổn định đời sống cũng như sản xuất.
Thứ năm, hộ gia đình hoặc cá nhân sinh sống trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa đến tính mạng sức khỏe con người; đất ở có nguy cơ bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người bị thu hồi đất mà không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở.
3. Các hình thức tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở:
Đối với vấn đề tái định cư, đây là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phải di chuyển về chỗ ở. Về cơ bản, Luật Đất đai năm 2013 hiện hành đã kế thừa những quy định về tái định cư trong Luật Đai năm 2003 cũ trước đó. Tái định cư có thể là vấn đề thuộc chính sách bồi thường trong trường hợp nhà nước bồi thường bằng đất ở để người bị thu hồi đất tái định cư (Điều 79 Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ở) hoặc có thể là bộ phận của chính sách hỗ trợ trong trường hợp nhà nước không thể bồi thường thiệt hại bằng đất hoặc đối tượng tái định cư không thuộc đối tượng được bồi thường thiệt hại về đất. Điều 86 Luật Đất đai năm 2013 hiện hành quy định cụ thể về việc bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Căn cứ các quy định trên, có thể thấy Luật Đất đai năm 2013 hiện hành quy định có 03 (ba) hình thức để thực hiện tái định cư khi nhà nước thu hồi, cụ thể như sau:
Thứ nhất, bồi thường bằng nhà ở. Đây là việc người dân bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở và được bồi thường bằng nhà ở mới do chủ đầu tư xây dựng. Ưu điểm của hình thức này là người dân nhận được nhà tái định cư, có ngay nhà để ở mà không phải tự mình xây dựng, tốn kém thời gian, tiền của. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có mặt hạn chế như nhà xây dựng có thể không đúng mong muốn của người dân, nhiều trường hợp chất lượng cũng không được đảm bảo…
Thứ hai, bồi thường bằng tiền để tự lo nơi ở mới. Hình thức tái định cư này áp dụng trong trường hợp người bị thu hồi đất được cấp một diện tích nhất định để tự mình xây dựng nhà ở. Nếu lô đất được nằm trong khu tái định cư thì việc xây dựng nhà ở phải được thực hiện theo như thiết kế mẫu được đề ra nhằm đảm bảo quy hoạch.
Thứ ba, bồi thường bằng tiền để tự lo nơi ở mới. Hình thức tái định cư này áp dụng trong trường hợp người có đất bị thu hồi không có nhu cầu tái định cư bằng nhà ở hoặc đất ở mà muốn nhận tiền mặt để tự lo nơi ở mới phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của bản thân và điều kiện sống của mình. Hình thức này cũng linh hoạt cao hơn cho người bị thu hồi đất, bên cạnh đó hình thức này còn có thể hạn chế được tình trạng thiếu nhà ở tái định cư hoặc tình trạng chuyển nhượng nhà ở tái định cư do không có nhu cầu nhưng vẫn lấy suất tái định cư ở một số địa phương hiện nay.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết việc bồi thường về đất ở;
– Điều 4 thông tư số