Tội hiếp dâm gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân nạn nhân, gia đình và cộng đồng. Vậy trường hợp nào chưa giao cấu mà vẫn phạm tội hiếp dâm?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp nào chưa giao cấu mà vẫn phạm tội hiếp dâm?
Trước hết, tội hiếp dâm hiện nay đang được quy định cụ thể tại Điều 141 của Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó, có quy định cụ thể về cấu thành cơ bản của tội hiếp dâm, tức là người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc sử dụng các thủ đoạn khác nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan hệ tình dục trái với ý muốn của nạn nhân thì sẽ đủ căn cứ để cấu thành tội hiếp dâm.
Đặc biệt, đối với trường hợp nạn nhân là người dưới 16 tuổi thì người phạm tội hiếp dâm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi căn cứ theo quy định tại Điều 142 của Bộ luật hình sự năm 2015. Tuy nhiên, cần phải lưu ý về một số tình tiết định tội của tội hiếp dâm. Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có quy định cụ thể về tính tiết “lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân”, và đây là việc người phạm tội đã lợi dụng tình trạng của nạn nhân đang rơi vào một trong những hoàn cảnh sau đây để tiến hành hoạt động giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân:
– Nạn nhân không thể chống cự được vì nhiều lý do khác nhau liên quan đến thân thể, ví dụ như: Người bị hại bị tai nạn, bị trói, đó được xác định là người khuyết tật dẫn đến việc không thể chống cự được người phạm tội;
– Nạn nhân được xác định là người bị hạn chế năng lực nhận thức, bị mất năng lực nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. Ví dụ như người bị say rượu, bia, thuốc mê, ma túy, thuốc an thần, sử dụng thuốc ngủ, thuốc kích thích, bị bệnh tâm thần hoặc bị các bệnh khác dẫn đến việc hạn chế khả năng nhận thức hoặc mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
Theo đó thì có thể nói, cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm quy định các hành vi phạm tội như sau:
– Giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân;
– Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
Như vậy, giao cấu không phải là một trong những hành vi duy nhất để có thể cấu thành nên tội hiếp dâm. Giao cấu chỉ là một trong những hình thức của quan hệ tình dục căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như sau:
– Hành vi giao cấu được quy định cụ thể tại Điều 141, Điều 142, Điều 143, Điều 144, Điều 145 của Bộ luật hình sự năm 2015 được xác định là hành vi xâm nhập trái phép của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ với bất kỳ mức độ sắp nhập như thế nào. Đồng thời, giao cấu đối với những đối tượng được xác định là người dưới 18 tuổi sẽ được xem là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ;
– Các hành vi quan hệ tình dục khác được quy định cụ thể tại Điều 141, Điều 142, Điều 143, Điều 144, Điều 145 của Bộ luật hình sự năm 2015 là khái niệm để chỉ hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính, sử dụng bộ phận sinh dục nam hoặc các bộ phận khác trên cơ thể như ngón tay, lưỡi, ngón chân … hoặc thậm chí có thể sử dụng các công cụ tình dục xâm nhập trực tiếp vào bộ phận sinh dục nữ, miệng của đối phương, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập như thế nào. Có thể kể đến một số hành vi thuộc “hành vi quan hệ tình dục khác” cụ thể như sau:
+ Có hành vi đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác trái ý muốn;
+ Dùng các bộ phận khác trên cơ thể như lưỡi, ngón tay, ngón chân … hoặc sử dụng các công cụ tình dục để xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, xâm nhập vào hậu môn của người khác.
Theo đó thì có thể nói, có thể kể đến những trường hợp chưa giao cấu mà vẫn phạm tội hiếp dâm căn cứ theo quy định tại Điều 141 của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:
– Chưa giao cấu tuy nhiên đã có hành vi đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng hoặc hậu môn của người khác;
– Chưa giao cấu tuy nhiên có hành vi sử dụng các bộ phận khác trên cơ thể hoặc sử dụng các dụng cụ tình dục để xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ hoặc xâm nhập vào hậu môn của người khác.
Theo đó thì có thể nói, hình phạt cao nhất đối với tội hiếp dâm là phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đồng thời, người phạm tội hiếp dâm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung đó là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
2. Người nước ngoài phạm tội hiếp dâm ở Việt Nam có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về hiệu lực của bộ luật hình sự đối với các hành vi vi phạm trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể như sau:
– Bộ luật hình sự năm 2015 sẽ được áp dụng đối với tất cả hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Bộ luật hình sự năm 2015 cũng sẽ được áp dụng đối với những hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên các phương tiện bay, tàu biển mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xảy ra tại các vùng thuộc vùng đặc quyền kinh tế hoặc thêm lục địa thuộc quyền tài phán của nước Việt Nam;
– Đối với những người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuy nhiên họ thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự đó sẽ được giải quyết theo quy định của các điều ước quốc tế hoặc được giải quyết theo tập quán đó. Trong trường hợp các điều ước quốc tế không quy định, không có tập quán thì trách nhiệm hình sự của các đối tượng là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Theo đó thì có thể nói, người nước ngoài phạm tội hiếp dâm ở Việt Nam vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, ngoại trừ trường hợp người nước ngoài phạm tội hiếp dâm trên lãnh thổ Việt Nam thuộc những đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao/hoặc miễn trừ lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế.
3. Hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi có được hưởng án treo không?
Hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt căn cứ theo quy định tại Điều 142 của Bộ luật hình sự năm 2015. Đồng thời, án treo đang được thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể như sau:
– Khi xử phạt tù với mức và tụ không vượt quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ nếu có, nếu nhận thấy không cần thiết cần phải bắt buộc người phạm tội chấp hành án phạt tù thì cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án sẽ cho hưởng án treo, đồng thời ấn định thời gian thử thách trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm, thực hiện các nghĩa vụ trong khoảng thời gian thử thách đó theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;
– Trong khoảng thời gian thử thách, cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án sẽ giao người được hưởng án treo cho các tổ chức nơi người đó làm việc, đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để trực tiếp giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án sẽ phải có nghĩa vụ phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để giáo dục người được hưởng án treo;
– Tòa án hoàn toàn có thể ra quyết định áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo, nếu điều luật có quy định hình phạt bổ sung.
Theo đó thì có thể nói, chỉ những trường hợp có mức phạt tù không vượt quá 03 năm và có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì mới có đầy đủ điều kiện để có thể xem xét được hưởng án treo. Vì vậy, đối với hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi, khung hình phạt thấp nhất được xác định là từ 07 năm đến 15 năm, do đó những đối tượng này sẽ không đủ điều kiện để có thể được xem xét hưởng án treo theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017);
– Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.