Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa sang tên trước ngày 1/7/2014.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền.
1, Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 43/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
– Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính;
– Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính.
2, Điều kiện thực hiện: Không.
3, Hồ sơ thủ tục:
a) Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà có hợp đồng hoặc văn bản về chuyển quyền theo quy định nhưng bên chuyển quyền không trao Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền, hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Hợp đồng hoặc văn bản về chuyển quyền đã lập theo quy định;
b) Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nhưng không lập hợp đồng, văn bản chuyển quyền theo quy định, hồ sơ gồm có:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có đủ chữ ký của bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền.
4, Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì người nhận hồ sơ viết giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.
– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trong thời gian không quá một (01) ngày, bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn.
Bước 3:
– Trong thời gian không quá hai mươi hai (22) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các nội dung công việc theo quy định sau đó trình hồ sơ qua Bộ phận Tài nguyên và Môi trường.
– Trong thời gian không quá ba (03) ngày, bộ phận Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận.
– Trong thời gian không quá hai (02) ngày, Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận đồng thời chuyển hồ sơ và Giấy chứng nhận cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
– Trong thời gian không quá một (01) ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm chỉnh lý biến động vào bộ hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
– Trong thời gian không quá một (01) ngày, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người được cấp Giấy chứng nhận.
Bước 4: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Khi đến nhận kết quả, người nhận phải xuất trình giấy biên nhận hồ sơ. Bộ phận trả kết quả kiểm tra giấy biên nhận hồ sơ,
5, Thẩm quyền giải quyết:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan thuế, kho bạc.
6, Thời hạn giải quyết:
Thời gian không quá ba mươi (30) ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
7, Lệ phí:
-Phí thẩm định hồ sơ:
+ Hộ gia đình, cá nhân khu vực phường thuộc nội thành, nội thị: 150.000 đồng/hồ sơ.
+ Hộ gia đình, cá nhân khu vực các xã, thị trấn thuộc vùng nông thôn: 75.000 đồng/hồ sơ.
– Lệ phí địa chính:
a) Trường hợp cấp Giấy chứng nhận:
* Hộ gia đình, cá nhân khu vực phường thuộc nội thành:
– Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất): 25.000 đồng/giấy.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 100.000 đồng/giấy.
>>> Luật sư
* Hộ gia đình, cá nhân các khu vực còn lại:
– Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất): 12.500 đồng/giấy.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 50.000 đồng/giấy.
b) Trường hợp đăng ký biến động:
– Hộ gia đình, cá nhân khu vực phường thuộc nội thành, nội thị: 28.000 đồng/lần
– Hộ gia đình, cá nhân khu vực các xã, thị trấn thuộc vùng nông thôn: 14.000 đồng/lần.