Theo quy định, khi bị mất Giấy chứng nhận hoặc thuộc các trường hợp phải cấp đổi lại, người dân phải thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận. Dưới đây là quy định về trường hợp cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Mục lục bài viết
1. Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hay còn gọi là Sổ đỏ, Sổ hồng là một chứng thư pháp lý làm cơ sở cho Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức (căn cứ khoản 16 Điều 3
Theo khoản 1 Điều 99
Ngoài ra, Giấy chứng nhận sẽ được cấp lại do cấp đổi lại, cụ thể gồm những trường hợp sau:
– Theo nhu cầu của người sử dụng đất muốn đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Trường hợp Giấy chứng nhận bị rách, hư hỏng, bị ố, nhòe không còn nhìn thấy rõ thông tin.
– Trường hợp người dân thực hiện dồn điền, đổi thửa hay đo đạc xác định lại kích thước, diện tích thửa đất.
– Trước đó cấp Giấy chứng nhận chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng đối với thửa đất là tài sản chung của vợ chồng và nay có yêu cầu cấp đối lại Giấy chứng nhận ghi đầy đủ thông tin tên của hai vợ chồng.
2. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
2.1. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất:
Khi bị mất sổ đỏ, sổ hồng, người sử dụng đất phải thực hiện trình tự cấp lại sổ đỏ, sổ hồng bị mất như sau:
Bước 1: Trình báo về việc bị mất sổ đỏ, sổ hồng:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 77
Bước 2: Tiếp nhận việc trình báo mất sổ đỏ, sổ hồng:
Sau khi tiếp nhận thông tin của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư về việc mất sổ đỏ, sổ hồng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, ngoại trừ trường hợp mất do thiên tai, hỏa hoạn.
Đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị mất sổ đỏ, sổ hồng: thực hiện đăng tin báo mất trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
Sau thời hạn 30 ngày tính từ ngày niêm yết thông báo mất sổ đỏ, sổ hồng tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã hay kể từ ngày đăng tin lần đầu trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương thì cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ, sổ hồng.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ cấp lại sổ đỏ, sổ hồng:
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 10/ĐK).
– Đối với hộ gia đình và cá nhân cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất sổ đỏ, sổ hồng trong thời gian 15 ngày.
– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;
Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
Trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
Bước 4: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ như trên, người có nhu cầu nộp hồ sơ tại:
– Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
– Trường hợp địa phương nào chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại:
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
– Ủy ban nhân dân cấp xã (chỉ áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu).
Lưu ý khi nộp hồ sơ, người dân có thể:
– Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
– Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.
– Nộp bản chính giấy tờ.
Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ.
– Trường hợp thửa đất chưa có bản đồ địa chính hoặc chưa có trích đo địa chính thửa đất thì thực hiện thủ tục trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính.
– Sau đó, tiến hành trình hồ sơ đến cơ quan Nhà nước để thực hiện hủy Giấy chứng nhận bị mất. Sau đó, thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai.
Bước 6: Hoàn thành thủ tục và nhận lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Thời gian thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận đối với trường hợp thông thường là không quá 10 ngày làm việc.
– Thời gian thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: không quá 20 ngày làm việc.
2.2. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cấp đổi:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận (theo mẫu số 10/ĐK).
– Giấy chứng nhận đã cấp (bản gốc).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
Nếu cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
Cuối cùng, xác nhận đăng ký biến động đất đai trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng); tiến hành cập nhật, chỉnh lý trong hồ sơ địa chính.
Bước 3: Trả kết quả:
Người dân thực hiện đóng lệ phí cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mức lệ phí này sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định, mức thu tại mỗi tỉnh sẽ khác nhau thường sẽ dao động từ 25 – 50 nghìn đồng đối với hộ gia đình cá nhân (căn cứ Thông tư số 85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
Cơ quan có thẩm quyền trao trả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người yêu cầu hoặc gửi lại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu như cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thứ nhất, đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai:
– Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: cơ quan có thẩm quyền cấp là văn phòng đăng ký đất đai.
– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam: thẩm quyền thuộc về chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc văn phòng đăng ký đất đai.
Thứ hai, đối với địa phương đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai:
– Đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: cơ quan có thẩm quyền cấp thuộc về Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam: cơ quan có thẩm quyền cấp thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư số