Muốn một dự án có thể được thực hiện đúng tiến độ, trong phạm vi ngân sách đầu tư là một quá trình dài và quá trình này sẽ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của ban quản lý dự án. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trưởng ban quản lý dự án là gì? Vai trò, trách nhiệm quyền hạn?
Mục lục bài viết
1. Trưởng ban quản lý dự án là gì?
Quản lý dự án như chúng ta đã nói cụ thể bên trên chính là quá trình bao gồm nhiều hoạt động cụ thể ở trong một dự án đầu tư xây dựng, một chuyên ngành hay một khu vực nhất định theo sự phân công cụ thể của cơ quan hay căn cứ theo sự phân công của các chủ thể có thẩm quyền. Quản lý dự án thực chất chính là việc các chủ thể áp dụng các hoạt động và chức năng của quản lý vào suốt quá trình thực hiện các dự án khác nhau để nhằm mục đích có thể đạt được những mục tiêu đề ra.
Ban quản lý dự án được hiểu cơ bản là một bộ phận tập thể, ban quản lý dự án bao gồm nhiều cá nhân và ban quản lý dự án được thành lập bởi Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền nhằm mục đích thực hiện việc nghiên cứu và thực hiện các hoạt động cụ thể như: Các hoạt động lập kế hoạch, quản lý và tổ chức, giám sát quá trình, tiến độ thực hiện của dự án và những hoạt động liên quan.
Ban quản lý dự án cũng sẽ áp dụng những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật và các công cụ chuyên ngành, liên quan đến dự án để nhằm mục đích có thể áp dụng cụ thể vào những hoạt động của dự án nhằm mục đích để đảm bảo dự án đạt tiêu chuẩn, mục đích đã được đề ra.
Trưởng ban quản lý dự án được hiểu là người đứng đầu của ban quản lý dự án và có những chức trách to lớn trong quá trình thực hiện dự án.
Việc thành lập, hình thức tổ chức, tổ chức lại và hoạt động cụ thể của ban quản lý dự án cũng đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Các dự án thông thường sẽ khá phức tạp và các dự án cũng sẽ bao gồm nhiều bên liên quan và việc các dự an đó có người quản lý dự án để nhằm mục đích có thể dẫn dắt sáng kiến và thống nhất mọi người như trên được coi là có những ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với thành công chung của dự án. Trên thực tế, việc các tổ chức sử dụng bất kỳ loại phương pháp quản lý dự án nào cũng đều sẽ giúp cho dự án được tốt hơn trong việc tiết kiệm ngân sách và giúp dự án đó sẽ có thể bám sát lịch trình trong khi vẫn đáp ứng phạm vi, tiêu chuẩn chất lượng và lợi ích mong đợi.
Thông thường, các tổ chức thường thì sẽ đánh giá quá cao mức độ nhanh chóng mà các tổ chức đó có thể đạt được sản phẩm, các tổ chức cũng sẽ hay đánh giá thấp chi phí hoặc cả hai. Nói cách khác, các tổ chức tự thiết lập mình để thất bại. Vì vậy, việc có một Trưởng ban quản lý dự án nói riêng và một ban quản lý dự án nói chung có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của các dự án.
2. Vai trò của trưởng ban quản lý dự án:
Khi ra Quyết định thành lập Ban quản lý dự án để nhằm mục đích thực hiện quản lý dự án, ban quản lý dự án sẽ đảm nhiệm các chức năng và nhiệm vụ nhất định theo đúng các quy định và các điều đã thực hiện ký kết trong bản hợp đồng. Ban quản lý dự án nói chung là trưởng ban quản lý dự án nói riêng sẽ có chức năng cụ thể như sau: Trực tiếp thực hiện việc quản lý dự án gồm các hoạt động như lập kế hoạch dự án, tổ chức, quản lý, giám sát, thực hiện dự án và nhiều hoạt động khác cho các chủ thể là những chủ đầu tư.
Thông thường thì trưởng ban quản lý dự án sẽ đóng vai trò là người đứng đầu thực hiện việc quản lý dự án từ khi chuẩn bị đầu tư dự án cho đến khi dự án kết thúc, hoàn thành, dự án được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Các hoạt động trên của trưởng ban quản lý dự án đều là nhằm mục đích để có thể đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian, đảm bảo dự án luôn ở trong phạm vi ngân sách dự án đã được xét duyệt bởi các cấp có thẩm quyền, đạt chỉ tiêu về chất lượng cũng như các mục tiêu cụ thể, chi tiết đã đề ra đối với dự án. Bên cạnh đó, vai trò của trưởng ban quản lý dự án cũng còn là đảm bảo về tính hiệu quả kinh tế, giúp cho dự án luôn luôn tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành đang điều chỉnh và tính khả thi của dự án.
Nói chung, ta nhận thấy rằng trưởng ban quản lý dự án đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, quản lý một cách trực tiếp đói vơi dự án, quyết định đến tính hiệu quả về kinh tế, sự thành công, đạt được mục tiêu đề ra đối với mỗi một dự án.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng ban quản lý dự án:
Đối với các dự án, dù là dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng công nghiệp hay là đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì trưởng ban quản lý dự án đều sẽ có những nhiệm vụ sau đây:
– Trưởng ban quản lý dự án sẽ tiến hành các Thủ tục về giao nhận đất, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, xin giấy phép xây dựng,… để chuẩn bị cho việc bắt đầu xây dựng công trình.
– Trưởng ban quản lý dự án sẽ quản lý đối với việc lập hồ sơ dự án bao gồm: thiết kế, dự toán ngân sách, tổng hợp dự toán xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền tiến hành thẩm định và thực hiện phê duyệt.
– Trưởng ban quản lý dự án sẽ quản lý đối với việc lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn các chủ thể là những nhà thầu. Chuẩn bị hồ sơ để chủ thể là Trưởng Ban Quản lý dự án ký kết hợp đồng với các Nhà thầu.
– Trưởng ban quản lý dự án sẽ có nhiệm vụ tham gia trực tiếp vào quá trình giám sát thi công đối với hoạt động xây dựng công trình, nghiệm thu, tổng quyết toán xây dựng phần công trình đã hoàn thành.
– Ban quản lý dự án sẽ có thực hiện quản lý tiến độ, khối lượng, chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, chi phí xây dựng của dự án.
– Trưởng ban quản lý dự án sẽ kiểm tra thi công về chất lượng, tiền độ, khối lượng công trình hoàn thành, khối lượng, chi phí phát sinh, thực hiện đối với các thủ tục thanh toán, giải trình đối với các khối lượng phát sinh nhỏ, không có chứng từ hợp lệ.
– Trưởng ban quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cấp có thẩm quyền trong đơn vị Chủ thầu đã thành lập ra Ban quản lý dự án về chức năng nhiệm vụ của ban quản lý dự án trong Quyết định thành lập.
– Trưởng ban quản lý dự án sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng với các Nhà thầu.
4. Trách nhiệm của trưởng ban quản lý dự án:
Trưởng ban quản lý dự án sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là những chủ đầu tư theo đúng các quy định tại Điều 68 của
Trưởng ban quản lý dự án sẽ thực hiện bàn giao công trình cho cơ quan, đơn vị quản lý vận hành, khai thác sử dụng; trường hợp cần thiết khi được người quyết định đầu tư giao thì trưởng ban quản lý dự án sẽ trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình.
Trưởng ban quản lý dự án sẽ thực hiện tư vấn quản lý dự án đối với dự án khác khi có yêu cầu và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70 của Luật xây dựng năm 2014.
Trong thời buổi kinh tế đất nước đang ngày ngày càng phát triển đi kèm với sự phát triển của nền kinh tế thì việc tiến hành các hoạt động xây dựng nhằm mục đích để có thể xây dựng mới, sửa chữa hoặc là mục đích để có thể cải tạo công trình xây dựng cũng như để có thể hoạt động duy trì không ngừng nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm hay các dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định là một trong số những công việc rất được quan tâm.
Để nhằm mục đích có thể thực hiện được các vấn đề này thì thường các dự án đầu tư xây dựng sẽ được các chủ thể là những chủ đầu tư thực hiện việc đề suất sử dụng vốn cho các hoạt động này và lập ra ban quản lý dự án và trong đó sẽ có trưởng ban quản lý dự án.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2014.
– Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ.