Nhắc đến việc cơ quan có thẩm quyền của nhà nước tiến hành trưng dụng đất của những người chủ sở hữu đất thì xảy ra trong các trường hợp cho phép thực hiện, đồng nghĩa với việc trưng dụng đất chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Vậy trưng dụng đất là gì? Thẩm quyền và thủ tục tiến hành trưng dụng đất?
Mục lục bài viết
1. Trưng dụng đất là gì?
Có thể hiểu việc nhà nước trưng dụng là biện pháp hành chính cho phép một cơ quan nhà nước với điều kiện có bồi thường, buộc tư nhân phải cho nhà nước sử dụng một động sản hay bất động sản trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp cần thiết để để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước ra quyết định trưng dụng đất.
Do đó theo quy định của pháp luật thì chỉ trong một số trường hợp nhất định thì Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Theo quy định của pháp luật thì nhà nước có quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng. Quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.
Khi nhà nước có nhu cầu trưng dụng đất thì trong thời hạn chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đất bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửi cho người có đất trưng dụng theo quy định để thực hiện quyết định trưng dụng đất theo quy định của pháp luật
2. Thẩm quyền và thủ tục tiến hành trưng dụng đất:
Theo quy định của pháp luật về đất đai và các văn bản khác liên quan thì thẩm quyền trưng dụng đất bao gồm những người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình như là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất. Người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác theo quy định của pháp luật.
Khi những người có thẩm quyền tiến hành trưng dụng đất thì phải ban hành quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Người có thẩm quyền thay mặt cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định trưng dụng đất thì phải nêu rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất theo quy định của pháp luật.
+ Trong quyết định trưng dụng đất thì người có thẩm quyền cũng phải nêu rõ tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng để họ thi hành quyết định trưng dụng đất theo đúng thủ tục, trình tự trong quá trình trưng dụng đất.
+ Khi ban hành quyết định trưng dụng đất thì cũng phải nêu thông tin về tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;
+ Khi nhà nước tiến hành trưng dụng thì cần nêu rõ trong quyết định về mục đích trưng dụng đất để làm gì? , thời hạn trưng dụng đất của người sử dụng đất là bao nhiêu lâu
+ Khi quyết định trưng dụng đất thì phải nêu rõ về vị trí ở đâu, diện tích đất là bao nhiêu, loại đất gì, tài sản gắn liền với đất trưng dụng theo quy định của pháp luật.
+ Trong quyết định thì người có thẩm quyền phải nêu về thời gian bàn giao đất trưng dụng.
+ Theo quy định của pháp luật liên quan và pháp
+ Do đó, khi nhận được quyết định của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về trưng dụng đất thì những người có đất trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng dụng. Trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có đất trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.
3. Khi hết thời hạn trưng dụng đất thì hoàn trả đất như thế nào?
Việc hoàn trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất khi hết thời hạn trưng dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất bị trưng dụng sau khi hết thời hạn trưng dụng đất theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Trong quá trình trưng dụng đất thì trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn được giao thì người có thẩm quyền trưng dụng đất có trách nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích, hiệu quả; hoàn trả đất khi hết thời hạn trưng dụng; bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra theo quy định sau đây:
+ Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
+ Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra đối với trường hợp khu đất trưng dụng thuộc địa giới hành chính của nhiều đơn vị hành chính cấp huyện
Việc bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra thực hiện theo quy định sau đây:
+ Theo quy định của pháp luật thì những người có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được sử dụng đất trưng dụng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho những người có đất trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại; trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra theo thiệt hại thực tế xảy ra theo quy định của pháp luật.
+ Trong các trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán theo quy định của pháp luật.
+Trong quá trình trưng dụng đất thì nếu trong các trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả đất trưng dụng. Mức thiệt hại thu nhập thực tế phải phù hợp với thu nhập do đất trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm trưng dụng đất theo quy định của pháp luật.
Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đất trưng dụng trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn trả đất
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi có đất trưng dụng thành lập Hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất và hồ sơ địa chính. Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng xác định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định mức bồi thường..
Thành phần Hội đồng xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra gồm:
+ Trong thành phần hội đồng xác định mức bồi thường theo quy định của pháp luật Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng ban để xác định mức độ bồi thường thiệt hại do việc thực hiện trưng dụng đất.
+ Trong hội đồng xác định mức bồi thường thì các thành viên thuộc các cơ quan tài nguyên và môi trường, tài chính và các thành viên khác có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
+ Trong thành phần của hội đồng cũng bao gồm đại diện cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất
+ Theo quy định của pháp luật thì đại diện
+ Các thành viên là đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cũng nằm trong hội đồng theo quy định khi xác định mức bồi thường khi trưng dụng đất gây thiệt hại
+ Đại diện của người có đất trưng dụng bị thiệt hại về quá trình trưng dụng đất cũng được tham dự khi xác định mức độ bồi thường thiệt hai.
Do đó, không phải trường hợp nào thì Nhà nước cũng ra quyết định trưng dụng đất mà phải thuộc các trường hợp mà pháp luật quy định mới được sử dụng đất của người khác giải quyết các trường hợp khẩn cấp trong những trường hợp nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.