Trục xuất là một biện pháp pháp lý mà một quốc gia áp dụng để buộc một người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ của quốc gia đó. Đây thường là một biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với những người nước ngoài vi phạm pháp luật, không tuân thủ các quy định nhập cư, hoặc đe dọa đến an ninh quốc gia. Cơ quan nhà nước có quyền thực hiện quy trình trục xuất.
Mục lục bài viết
1. Trục xuất có áp dụng với người quốc tịch Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 32
Căn cứ tại Điều 1
Theo đó, trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội (người không có quốc tịch Việt Nam) buộc người đó trong thời hạn nhất định phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện tại
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 21 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Quốc hội ban hành cũng quy định trục xuất là một trong 05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
Cũng tại Điều 27 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Quốc hội ban hành cũng có các quy định về trục xuất đối với người có hành vi vi phạm hành chính như sau:
Theo đó, trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cũng tại Điều 5 Nghị định 142/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất có quy định về đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất như sau:
Theo đó, cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 27 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Quốc hội ban hành.
Từ các căn cứ nêu trên khẳng định được rằng người bị áp dụng hình phạt trục xuất là người phạm tội, người có hành vi vi phạm hành chính không có quốc tịch Việt Nam.
2. Quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
2.1. Quyền của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 142/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất có quy định về quyền của người áp dụng hình thức xử phạt trục xuất gồm 05 quyền như sau:
– Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành
– Được phép đề nghị có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền
– Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh
– Được phép mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
– Được quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2.2. Nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 142/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất có quy định về quyền của người áp dụng hình thức xử phạt trục xuất gồm 05 quyền như sau:
– Thực hiện đầy đủ các quy định được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
– Xuất trình các loại giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
– Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an (Bộ Công an) trong thời gian làm thủ tục trục xuất
– Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có)
– Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
3. Hồ sơ và thủ tục đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 142/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất quy định về hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất như sau:
Theo đó, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi cơ quan phát hiện vi phạm, nếu xác định rằng người nước ngoài đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và đủ điều kiện để áp dụng biện pháp trục xuất, cơ quan đó phải gửi tài liệu, tang vật, và phương tiện (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp trục xuất. Trong trường hợp vi phạm được phát hiện bởi cơ quan tại trung ương hoặc các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, hồ sơ vi phạm sẽ được gửi đến Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp trục xuất.
Tiếp đó, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, hoặc phòng nghiệp vụ tương ứng trong Cục Quản lý xuất nhập cảnh, phải hoàn thiện hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp trục xuất. Hồ sơ này bao gồm các tài liệu như sau:
+ Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
+ Biên bản vi phạm hành chính của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
+ Tài liệu, chứng cứ về vi phạm hành chính
+ Tài liệu về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đã bị áp dụng (đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm)
+ Văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Ngoài ra, việc lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Quốc hội ban hành được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều Điều 8 Nghị định 142/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Quốc hội ban hành
–
– Nghị định 142/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
– Nghị định 54/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất
THAM KHẢO THÊM: