Trụ sở của cơ quan lãnh sự được hưởng nhiều quyền ưu đãi miễn trừ về ngoại giao trong phương diện chính trị. Vậy trụ sở cơ quan lãnh sự có thể bị trưng dụng vì mục đích nào?
Mục lục bài viết
1. Trụ sở cơ quan lãnh sự có thể bị trưng dụng vì mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963, có quy định về cơ quan lãnh sự, theo đó thì cơ quan lãnh sự có nghĩa là tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán, phó lãnh sự quán hoặc đại lý lãnh sự quán. Pháp luật hiện nay còn có quy định cụ thể về quá trình thành lập cơ quan lãnh sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963, có quy định về vấn đề thành lập một cơ quan lãnh sự, cụ thể như sau:
– Chỉ khi được nước tiếp nhận đồng ý bằng văn bản thì mới có thể tiến hành hoạt động thành lập cơ quan lãnh sự trên lãnh thổ của quốc gia đó;
– Nơi đặt trụ sở của cơ quan lãnh sự, tiến hành hoạt động xếp hạng của cơ quan lãnh sự và khu vực lãnh sự sẽ phải do quốc gia cử quyết định, và phải được quốc gia tiếp nhận chấp thuận bằng văn bản;
– Chỉ khi nào có sự đồng ý bằng văn bản của quốc gia tiếp nhận, quốc gia cử mới được phép thay đổi nơi đặt trụ sở của cơ quan lãnh sự, mới được thay đổi quá trình xếp hạng và đánh giá của cơ quan lãnh sự hoặc khu vực lãnh sự;
– Việc một tổng lãnh sự quán hoặc một lãnh sự quán muốn mở một phó lãnh sự, hoặc muốn mở một đại lý lãnh sự thì cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, khi muốn mở tại một địa điểm nằm ngoài nơi đã đăng ký thành lập thì cũng cần phải được quốc gia tiếp nhận đồng ý bằng văn bản;
– Việc mở một văn phòng lãnh sự thuộc cơ quan lãnh sự tại ngoài nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự đó, thì cũng cần phải có sự đồng ý của quốc gia tiếp nhận một cách rõ ràng.
Như vậy có thể thấy, quá trình thành lập cơ quan lãnh sự và đặt trụ sở của cơ quan lãnh sự cần phải tuân thủ theo quốc gia sở tại. Trụ sở của cơ quan lãnh sự cũng được hưởng nhiều quyền ưu đãi miễn trừ. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Trụ sở cơ quan lãnh sự có thể bị trưng dụng vì mục đích gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963, có quy định về quyền bất khả xâm phạm của trụ sở cơ quan lãnh sự. Cụ thể như sau:
– Trụ sở cơ quan lãnh sự được hưởng quyền bất khả xâm phạm theo quy định của pháp luật;
– Các nhà chức năng của quốc gia sở tại sẽ không được phép vào phần trụ sở chỉ được sử dụng để phục vụ cho hoạt động làm việc của cơ quan lãnh sự, trừ khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan lãnh sự đó hoặc có sự đồng ý của những đối tượng do người đứng đầu cơ quan lãnh sự chỉ định hoặc của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia sở tại. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn hoặc xảy ra thiên tai nằm ngoài khả năng dự đoán của con người … nhận thấy cần phải có biện pháp bảo vệ gấp rút thì có thể giả định là người đứng đầu cơ quan lãnh sự đã đồng ý;
– Quốc gia sở tại sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm đặc biệt thi hành mọi biện pháp thích đáng để có thể bảo vệ trụ sở của cơ quan lãnh sự, chống lại mọi sự xâm phạm bất hợp pháp và phá hoại của các đối tượng trong xã hội, áp dụng mọi biện pháp để ngăn ngừa sự phá rối yên tĩnh, hoặc làm tổn hại đến sự tôn nghiêm của cơ quan lãnh sự đó;
– Trụ sở, đồ đạc, tài sản và các phương tiện giao thông của các cơ quan lãnh sự sẽ không bị trưng dụng dưới bất kỳ hình thức nào vào mục đích quốc phòng hoặc lợi ích công cộng, tuy nhiên nếu như trong trường hợp cũng suất phát từ mục đích đó nhưng nhận thấy việc trưng dụng là cần thiết, thì cần phải áp dụng mọi biện pháp để có thể tránh được quá trình cản trở việc thực hiện chức năng lãnh sự của cơ quan lãnh sự và phải tiến hành hoạt động bồi thường một cách nhanh chóng và kịp thời, cần phải bồi thường thích đáng và có hiệu quả cho nước cử.
Theo đó thì có thể thấy, về bản chất thì cơ quan lãnh sự và trụ sở của cơ quan lãnh sự được hưởng quyền bất khả xâm phạm. Tuy nhiên trụ sở của cơ quan lãnh sự được hưởng quyền bất khả xâm phạm không tuyệt đối. Đây được xem là một trong những điểm khác biệt so với trụ sở của cơ quan đại sứ quán. Theo đó, trụ sở của cơ quan lãnh sự sẽ không bị trưng dụng dưới bất kỳ hình thức nào để phục vụ vào mục đích quốc phòng an ninh hoặc lợi ích công cộng. Tuy nhiên có ngoại lệ, đó là cũng suất phát từ mục đích quốc phòng hoặc lợi ích công cộng nhưng nhận thấy việc trưng mua, chân dụng trụ sở của cơ quan lãnh sự là cần thiết thì sẽ được áp dụng biện pháp ứng dụng, tuy nhiên cần phải áp dụng mọi biện pháp để có thể hạn chế và cản trở việc thực hiện chức năng lãnh sự của cơ quan lãnh sự, và cần phải thực hiện thủ tục bồi thường một cách nhanh chóng và hiệu quả cho nước cử. Theo đó, trụ sở cơ quan lãnh sự có thể bị trưng dụng vì mục đích như sau:
– Mục đích quốc phòng;
– Lợi ích công cộng.
2. Việc miễn thuế đối với trụ sở cơ quan lãnh sự được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963, có quy định về việc miễn thuế đối với trụ sở cơ quan lãnh sự. Cụ thể như sau:
– Trụ sở cơ quan lãnh sự và nhà ở của những đối tượng được xác định là người đứng đầu cơ quan lãnh sự, tức là các viên chức lãnh sự chuyên nghiệp, do nước cử hoặc người thay mặt nước đó sở hữu hoặc được thuê theo quy định của pháp luật thì sẽ được miễn mọi thứ thuế và lệ phí của nhà nước, miễn thuế và lệ phí của địa phương hoặc của thành phố, trừ trường hợp những khoản tiền cần phải trả cho các công việc phục vụ;
– Việc miễn thuế theo như phân tích nêu trên sẽ không áp dụng đối với những thứ thuế và lệ phí mà theo quy định của pháp luật nước sở tại, người tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng với nước cử hoặc với người thay mặt nước đó cần phải trả.
Như vậy có thể thấy, trụ sở cơ quan lãnh sự và nhà ở của người đứng đầu cơ quan lãnh sự theo quy định của pháp luật sẽ được miễn mọi thứ thuế và lệ phí của nhà nước, miễn mọi thứ thuế của địa phương hoặc thành phố. Đây được xem là một trong những ưu đãi về phương diện chính trị dành cho cơ quan lãnh sự và trụ sở của cơ quan lãnh sự trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình trên lãnh thổ của nước sở tại.
3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức lãnh sự danh dự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 26/2022/NĐ-CP của Chính phủ về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam, có quy định về chức năng lãnh sự. Theo đó thì lãnh sự danh dự có một số quyền cơ bản như sau:
– Trực tiếp liên hệ và làm việc với cơ quan địa phương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong khu vực lãnh sự của mình;
– Thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao của nước cử trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để liên hệ và làm việc với các cơ quan trung ương của nước Việt Nam, trong trường hợp không có cơ quan đại diện ngoại giao trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì viên chức lãnh sự danh dự có thể thông qua cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ ngoại giao để liên hệ;
– Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc và phương tiện bưu chính viễn thông của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Sử dụng lao động để phục vụ cho công tác lãnh sự tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Treo quốc kỳ, treo quốc huy của nước cử tại trụ sở của cơ quan lãnh sự danh dự và trên phương tiện giao thông của viên chức lãnh sự trong quá trình phương tiện này được sử dụng để phục vụ cho chức năng lãnh sự trong khu vực lãnh sự của mình;
– Được cơ quan có thẩm quyền của nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận với quốc gia cử dựa trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại;
– Lãnh sự danh dự là người nước ngoài thì sẽ được cấp thị thực nhập cảnh và cư trú tại lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Phải
– Cấp lại, gia hạn chứng minh thư lãnh sự danh dự và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, lãnh sự danh dự còn phải thực hiện một số nghĩa vụ căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 26/2022/NĐ-CP của Chính phủ về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963;
– Nghị định 26/2022/NĐ-CP của Chính phủ về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.