Thời kỳ trung đại ở Tây Âu không chỉ là một giai đoạn của sự phong phú và phồn thịnh mà còn là thời kỳ của sự biến đổi và suy tàn của một chế độ xã hội. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp nào?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp nào?
A. Giai cấp nông nô
B. Lãnh chúa và nông nô
C. Lãnh chúa và nông dân tự do
D. Địa chủ và nông dân
Đáp án đúng: B
2. Phân tích về xã hội Tây Âu thời kỳ trung đại:
Từ thế kỷ V đến thế kỷ IX, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu hình thành thông qua quá trình gọi là “phong kiến hóa”. Dưới triều đại của Clôvit, chế độ này đã bắt đầu thực hiện việc chia ruộng đất cho quý tộc, thân binh và chủ nô Rôma tạo ra một hệ thống quan hệ mới dựa trên sự phụ thuộc và sự tôn trọng. Ban đầu, đất được “ban tặng” dưới dạng “ân tứ” – một loại hình thức cho không như một sự ưu ái từ vua đối với những người có công. Sau đó, điều này đã dần biến thành đất Anlơ (đất tự do), có quyền sở hữu, mua bán và trao đổi.
Dưới thời trị vì của tể tướng Saclơ Macten, chế độ ban cấp ruộng đất, được gọi là Bênêphixium (đất phong quân vụ) được thực hiện. Người nhận ruộng đất phải cam kết phục tùng với người ban cấp và có nghĩa vụ quân sự 40 ngày/năm. Đất này chỉ được sử dụng bởi cá nhân đó mà không được truyền cho thế hệ sau và có thể bị thu hồi nếu người nhận đất không hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Qua những quy định này, hai giai cấp mới đã hình thành trong xã hội: giai cấp lãnh chúa phong kiến và giai cấp nông nô. Người nông dân tự do bị chiếm đoạt ruộng đất, trở thành nông nô, phải nộp địa tô cho lãnh chúa và chịu nhiều nghĩa vụ khác như lao động và binh đao.
Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI, chế độ phong kiến ở Tây Âu tồn tại trong hình thức phân quyền. Toàn bộ nền kinh tế tập trung vào các lãnh địa phong kiến, mỗi lãnh địa là một vương quốc độc lập với mỗi lãnh chúa là một vị vua con.
Trung kỳ trung đại, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa và sự xuất hiện của thành thị. Thành thị đã góp phần làm giảm bớt quyền lực của chế độ nông nô và tạo ra một tầng lớp mới là thị dân, người nắm giữ phần lớn của cải của xã hội và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị.
Hậu kỳ trung đại, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI là giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến. Kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển, thúc đẩy sự tiến bộ của nền kinh tế thương mại. Quan hệ xã hội cũng trải qua sự thay đổi với sự xuất hiện của giai cấp tư sản và mâu thuẫn mới trong xã hội. Chính trị cũng chuyển biến với sự hình thành của các nhà nước quân chủ chuyên chế, liên minh giữa tư sản và phong kiến.
3. Câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến xã hội phong kiến Tây Âu:
Câu 1: Đế quốc Rô-ma dần dần lâm vào tình trạng khủng hoảng vào từ thế kỷ
A. Từ thế kỷ III
B. Từ thế kỷ IV
C. Từ thế kỷ V
D. Từ thế kỷ VI
Câu 2: Vì sao đến giữa thế kỷ IV, các bộ lạc người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô-ma?
A. Lực lượng đủ mạnh.
B. Máu hiếu chiến trào dâng.
C. Bị sự tấn công của người hung nô.
D. Bị sự tấn công của người Rô ma trước đó nên muốn trả thù lại.
Câu 3: Đế quốc Rô-ma hung cứ một thời, đến năm 476, bị bộ tộc nào xâm chiếm?
A. Bị Bộ tộc Giéc-man xâm chiếm.
B. Bị Bộ tộc Hung-nô xâm chiếm.
C. Bị Bộ tộc Tây-Gốt xâm chiếm.
D. Bị Bộ tộc Giéc-man và Hung – nô xâm chiếm.
Câu 4: Trong các vương quốc “man tộc” của người Giéc-man, vương quốc nào giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét nhất quá trình phong kiến hóa?
A. Vương quốc Tây –Gốt
B. Vương quốc Đông –Gốt
C. Vương quốc Văng-đan
D. Vương quốc Phơ-răng
Câu 5: Người phơ-răng vốn dĩ là một bộ tộc sống ở miền nào của châu Âu?
A. Sống ở miền Nam Châu Âu
B. Sống ở miền Bắc Châu Âu
C. Sống ở miền Tây Châu Âu
D. Sống ở miền Đông Châu Âu
Câu 6: Sự hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu gắn liền với sự kiện nào?
A. Các cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô Rô–ma.
B. Sự suy yếu của đế quốc Rô ma.
C. Quá trình xâm nhập của các bộ tộc người Giéc-man vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma.
D. Tất cả các sự kiện trên.
Câu 7: Xã hội phong kiến ở Tây Âu được hình thành trong khoảng thời gian nào?
A. Khoảng thế kỷ V đến thế kỷ X
B. Khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ XI
C. Khoảng thế kỷ III TCN đến thế kỷ X
D. Khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ X
Câu 8: Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào?
A. Lãnh chúa và nông dân tự do
B. Chủ nô và nô lệ
C. Lãnh chúa và nông nô
D. Địa chủ và nông dân
Câu 9: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?
A. Giai cấp nông dân tự do
B. Giai cấp nông nô
C. Giai cấp nô lệ
D. Lãnh chúa phong kiến
Câu 10: Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?
A. Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ, rừng rú, sông, đầm, bãi hoang….để cho nông nô sản xuất.
B. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa.
C. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt hết sức dã man.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 11: Nông nô bị phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến như thế nào?
A. Phụ thuộc về kinh tế
B. Phụ thuộc về chính trị
C. Phụ thuộc về thân thể
D. Phụ thuộc vào công việc làm
Câu 12: Dưới ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nông nô đã làm gì?
A. Bỏ trốn vào rừng.
B. Đốt cháy kho tàng của lãnh chúa.
C. Thường xuyên đấu tranh chống lãnh chúa bằng nhiều hình thức khác nhau.
D. Nhẫn nhục chịu đựng
Câu 13: Năm 1358 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở nước Pháp?
A. Khởi nghĩa Giắc –cơ-ri
B. Khởi nghĩa Oát Tay lơ
C. Cuộc bạo động của nông nô
D. Tất cả các sự kiện trên
Câu 14: Thời kỳ khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở châu Âu vào thời gian nào?
A. Từ thế kỷ X đến XI
B. Từ thế kỷ XIV đến XV
C. Từ thế kỷ XVI đến XVII
D. Từ thế kỷ XIII đến XIV
Câu 15: Ở châu Âu từ thế kỷ XV, khi các quốc gia phong kiến thống nhất quyền hành tập trung vào bộ phận nào?
A. Tập trung vào tay quý tộc.
B. Tập trung vào tay các lãnh chúa.
C. Tập trung vào tay vua.
D. Tập trung vào tay bộ máy quan lại thống trị.
Câu 16: Thành thị trung đại châu Âu ra đời biểu hiện sự tiến bộ trước hết trong lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp
B. Thủ công nghiệp
C. Thương nghiệp
D. Ngoại thương
Câu 17: Công cụ sản xuất được cải tiến hơn, kỹ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng nhanh, điều đó dẫn đến hệ quả gì?
A. Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.
B. Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công.
C. Câu A và B đúng.
D. Câu A và B sai.
Câu 18: Giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho thợ thủ công cùng ngành nghề và đấu tranh chống lại sự áp bức, sách nhiễu của lãnh chúa phong kiến địa phương. Đó là mục đích của?
A. Thương hội
B. Phường hội
C. Các xưởng thủ công
D. Các công trường thủ công
Câu 19: Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các hội chợ ở châu Âu trung đại nhằm mục đích gì?
A. Bảo vệ thương hội
B. Thúc đẩy hoạt động thương mại
C. Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển
D. Chống lại các thế lực phong kiến
Câu 20: Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?
A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phong kiến.
B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa
C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa.
D. Làm cho lãnh địa thêm phát triển.
THAM KHẢO THÊM: