Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất Nê-đéc-lan có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở Tây Âu, song sự thống trị của Vương quốc Tây Ban Nha đã ngăn cản sự phát triển này. Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ hơn về Tây Âu và vùng đất có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Tây Âu, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Vào đầu thế kỷ 16, vùng đất có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở Tây Âu là gì:
A. Nê-đéc-lan
B. Anh
C. Italia
D. Pháp
2. Văn hóa Tây Âu từ thế kỷ V đến thế kỷ X:
– Khi vào lãnh thổ Tây bộ Rôma, người Gecman đã tàn phá nặng nề những di sản của nền văn minh cổ đại ở đây, chỉ duy nhất không xâm phạm các nhà thờ và tu viện Kitô giáo. Trong các vương quốc của người Gecman, hầu hết giai cấp quý tộc, kể cả nhà vua đều mù chữ, cũng như không có trường học nào ngoài trường Dòng. Tầng lớp giáo sĩ là tầng lớp duy nhất biết chữ
– Nội dung học tập chủ yếu trong các trường Dòng là Thần học- môn học được coi là “bà chúa của khoa học„. Các môn học khác như: Ngữ pháp, Tu từ học, Lôgic học, Số học, Hình học, Thiên văn học, Âm nhạc…đều nhằm bổ trợ và phục vụ cho Thần học. Nói chung văn hóa Tây Âu thời sơ kì trung đại hết sức thấp kém và hoàn toàn bị giáo hội Kitô lũng đoạn. Những gì trái với Kinh thánh đều bị giáo hội vùi dập không thương tiếc.
3. Văn hóa Tây Âu từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV:
3.1. Sự thành lập các trường đại học:
– Do sự phát triển của nền kinh tế, các thành thị ra đời, đồng thời tầng lớp thị dân cũng xuất hiện. Tầng lớp này có nhu cầu rất lớn về tri thức để mở rộng tầm hiểu biết của mình. Xuất phát từ nhu cầu đó, các trường học đã ra đời, ban đầu là các trường phổ thông, sau đó là các trường đại học.
Trường đại học đầu tiên là Bôlôna (Ý), sau đến các trường như Paris, Ooclêăng (Pháp), Oxford, Cambridge (Anh), Xalamanca (Tây Ban Nha), Palecmo (Ý)…Cuối thế kỉ XIV ở Châu Âu có 40 trường đại học. Học sinh đủ mọi thành phần, từ con em quý tộc, tăng lữ đến thị dân, nông dân.
– Nội dung và phương pháp học tập: Ngôn ngữ dùng để giảng dạy trong các trường học là tiếng Latinh. Tiếng Latinh là ngôn ngữ chết (tử ngữ), có nghĩa là dân chúng không nói tiếng này. Vì thế đầu tiên, học sinh phải học đọc và viết tiếng Latinh. Khi đó, sách vở rất hiếm và rất đắt (sách vở làm bằng da cừu hoặc da dê dát mỏng, viết bằng bút lông ngỗng), cho nên chỉ thầy giáo mới có một quyển sách để dạy học, còn học trò học thuộc lòng những chữ và những câu do thầy đọc. Học trò tập viết vào một tấm bảng con xoa sáp, sau khi viết xong lại xóa đi và viết chữ khác. Vì tiếng Latinh rất khó đọc, khó viết nên thời gian học đọc, học viết này kéo dài 3 năm. Do việc học tiếng Latinh không có chút hào hứng nào đối với học sinh, nên cách dạy chủ yếu là bắt trẻ con phải học và đánh đập, học trò đi học luôn trong tình trạng “sống dưới roi vọt
Sau khi học sinh đã đọc thông, viết thạo tiếng Latinh, học sinh phải học tiếp “bảy nghệ thuật tự do”: văn phạm (hay ngữ pháp), tu từ học (nghệ thuật nói), biện chứng pháp (nghệ thuật tranh cãi), số học, hình học, thiên văn học và âm nhạc. Nhìn chung, các môn khoa học thời kì này đều bị giáo hội lợi dụng, lừa dối, xuyên tạc nhằm phục vụ lợi ích của giáo hội. Học xong “bảy nghệ thuật tự do” trong 5 hoặc 7 năm, học sinh có thể xin vào học tại trường đại học. Trường đại học thời đó thường chỉ có 3 khoa: Thần học, Luật học và Y học.
Các trường đại học thời trung đại thường được xây dựng ở các thành thị sầm uất, mượn một số trong tu viện hay nhà thờ làm giảng đường. Các giáo sư giảng dạy ở các trường đại học phần đông là các giám mục và một số học giả. Thiết bị của nhà trường rất sơ sài, sinh viên ngồi trên những mảnh ván, mùa đông thì trải đệm cỏ lên ván cho ấm để nghe giáo sư giảng bài. Tuy nhiên, giáo hội vẫn tìm mọi cách để chi phối, khống chế các trường đại học, triết học kinh viện chiếm vị trí quan trọng nhất trong trường đại học.
3.2. Văn học:
Bao gồm có văn học dân gian, văn học Latinh, văn học kị sĩ và văn học thành thị.
– Văn học kị sĩ: Là các câu chuyện, bài thơ ca ngợi những con người mang đầy đủ các tính cách của giới kị sĩ, đó là trung thành với lãnh chúa, ngoan đạo, tôn thờ người đẹp và dũng cảm trong chiến đấu. Thể loại này chia làm hai loại: anh hùng ca và trữ tình
– Văn học thành thị: Là tiếng nói của thị dân nhằm đả kích giai cấp phong kiến vạch trần sự tham lam và những hành vi xấu xa của tầng lớp giáo sĩ, đồng thời miêu tả sự thông minh, tháo vát của nhân dân. Hình thức phong phú như kịch, thơ, truyện ngắn…
4. Văn hóa Tây Âu từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV:
Nguyên nhân
– Suốt thời sơ kỳ và trung kỳ trung đại, văn hoá Tây Âu bị giáo hội chi phối và lũng đoạn. Thần học được coi là “Bá chúa của các môn khoa học”. Cả thầy dạy lẫn nội dung giảng dạy đều bị giáo hội chi phối. Tư tưởng duy tâm thần học giam hãm con người trong vòng u tối, lạc hậu. Trong khi đó, xét về đẳng cấp xã hội, tầng lớp tu sĩ trói buộc mình trong chủ nghĩa khổ hạnh, giam hãm mình trong 4 bức tường của nhà thờ, tu viện. Quý tộc võ sĩ thì chỉ suốt ngày tiệc tùng, săn bắn, gây chiến tranh cướp bóc lẫn nhau, không quan tâm đến phát triển văn hoá. Mọi tư tưởng, hành động trái với những điều trong Kinh thánh đã dạy đều bị coi là phản động. Các toà án tôn giáo được thiết lập để trừng phạt những kẻ tà đạo, dị giáo.
– Giai cấp tư sản lên tiếng đòi quyền sống tự do, phóng khoáng, đòi được hưởng thụ đầy đủ mọi hạnh phúc của cuộc đời, phải được thoả mãn mọi nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, vui choi, giải trí, mọi nhu cầu về tinh thần, không phải ở trên thiên đường mà phải ở ngay trần thế này. Cuộc sống trần thế rất cần và hoàn toàn có ý nghĩa đối với cuộc sống con người. Đến thời hậu kỳ, khi quan hệ sản xuất TBCN xuất hiện, giai cấp tư sản ra đời và ngay từ khi mới ra đời giai cấp tư sản đã mâu thuẫn với giai cấp phong kiến về quan niệm sống, quan niệm đối với văn hoá, khoa học kỹ thuật.
Điều kiện của phong trào
Phong trào Văn hoá Phục hưng đã diễn ra với những điều kiện thuận lợi:
– Kỹ thuật làm giấy và nghề in của người Trung Quốc được người Arập truyền vào phương Tây và được sử dụng rộng rãi ở một số nước Tây Âu trong đó có Ý. Đầu thế kỉ XV, châu Âu bắt đầu biết dùng bản khắc để in. Đến khi Johanne Guttenbec ở Đức phát minh ra kỹ thuật ấn loát bằng cách xếp chữ rời, nhất là vào năm 1440, Guttenbec phát minh ra được máy in và có thể in hai mặt chữ trên giấy, nhiều sách vở được xuất bản và văn hoá được phổ biến rộng rãi, giúp cho phong trào Văn hoá Phục hưng càng phát triển nhanh chóng hơn.
– Nghề đóng thuyền, sử dụng địa bàn, địa đồ, kỹ thuật đúc súng đạn tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến địa lý thành công, mang lại sự giàu có cho châu Âu và mở ra cho khoa học những mảnh đất nghiên cứu mới. Văn hoá Phục hưng diễn ra gần như đồng thời với cải cách tôn giáo ở châu Âu, với cuộc đấu tranh của nông dân chống sự áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến, tăng lữ, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.
– Ngoài ra, phong trào Văn hoá Phục hưng còn diễn ra trong thời kỳ chế độ quân chủ chuyên chế thắng lợi ở một số nước tiên tiến ở Châu Âu (Anh, Pháp…) làm chỗ dựa cho giai cấp tư sản lúc đó. Chủ nghĩa dân tộc đang hình thành và bắt đầu nổ ra những cuộc cách mạng tư sản tảo kỳ
THAM KHẢO THÊM: