Trọng tài quốc tế tương tự như tranh tụng tại tòa án trong nước, nhưng thay vì diễn ra trước tòa án trong nước, nó diễn ra trước các thẩm phán tư nhân được gọi là trọng tài. Cùng tìm hiểu trọng tài quy chế là gì? Giải quyết tranh chấp theo cơ chế trọng tài quy chế?
Mục lục bài viết
1. Trọng tài quy chế là gì?
– Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
– Theo đó, Trọng tài quy chế ở các quốc gia trên thế giới thường được tổ chức dưới những hình thức đa dạng, như: các Trung tâm Trọng tài Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore, Trung tâm TTTM quốc tế Australia, Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông…), các Hiệp hội trọng tài (Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ, Hiệp hội trọng tài Nhật Bản) hay các Viện trọng tài (Viện trọng tài Stockholm – Thụy Điển), nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các Trung tâm Trọng tài. Theo pháp luật Việt Nam, Trọng tài quy chế được tổ chức dưới dạng các Trung tâm trọng tài.
– Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định. Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật TTTM năm 2010 và quy tắc tô tụng của Trung tâm trọng tài đó.
Trọng tài quy chế tên tiếng Anh là: “Permanent arbitration”.
2. Đặc điểm của trọng tài quy chế:
– Thứ nhất, Trọng tài quy chế được tổ chức dưới hình thức các Trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thông cơ quan nhà nước. Các Trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của các Trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, chứ không phải được thành lập bởi Nhà nước. Các Trung tâm trọng tài không nằm trong hệ thông cơ quan quản lí nhà nước (như trọng tài kinh tế nhà nước trước đây), cũng không thuộc hệ thống cơ quan xét xử nhà nước (như
Hoạt động của Trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ Ngân sách Nhà nước. Trọng tài viên duy nhất hoặc Hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết. Là tổ chức phi chính phủ nhưng các Trung tâm trọng tài vẫn luôn đặt dưới sự quản lí và hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước là chủ thể quản lí đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Nhà nước quản lí đối với các Trung tâm trọng tài thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các Trung tâm trọng tài.
– Thứ hai, các Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có đấu và tài khoản riêng tồn tại độc lập với nhau. Trung tâm trọng tài là tổ chức có tư cách pháp nhân, đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp nhân quy định tại Điều 74 BLDS năm 2015 bao gồm:
+ Được thành lập hợp pháp:
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Mỗi Trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với các Trung tâm trọng tài khác. Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Ngoài sự độc lập, bình đẳng và quan hệ hợp tác (nếu có) giữa các Trung tâm trọng tài không tôn tại quan hệ phụ thuộc mang tính hành chính trong cơ quan tài phán hành chính như cấp trên, cấp dưới.
– Thứ ba, tổ chức và quản lí ở các Trung tâm trọng tài đơn giản, gọn nhẹ. Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư kí. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định. Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư kí do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên. Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên. Các Trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định.
– Thứ tư, mỗi Trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực. hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Mỗi Trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình tùy thuộc vào khả năng chuyên môn của đội ngũ Trọng tài viên và phải được ghi rõ trong Điều lệ của Trung tâm trọng tài. Trong quá trình hoạt động, các Trung tâm trọng tài có quyền mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động, nhưng phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. danh người thứ ba độc lập Họ Là tổ chức phi chính phủ, các Trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh cùng nhau. Bên cạnh chất lượng các Trọng tài viên, sự đơn giản và linh hoạt của quy tắc tố tụng cũng là yêu tố tạo ra sự hấp dẫn của mỗi Trung tâm trọng tài trước các khách hàng.
– Thứ năm, hoạt động xét xử của Trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các Trọng tài viên của Trung tâm. Mỗi Trung tâm trọng tài đều có danh sách riêng về Trọng tài viên của Trung tâm. Việc chọn hoặc chỉ định Trọng tài viên tham gia Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên duy nhất để giải quyết 1 tranh chấp chỉ được giới hạn trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài. Vì vậy, hoạt động xét xử của Trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các Trọng tài viên của chính Trung tâm. Đặc điểm này có sự khác biệt so với giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài vụ việc.
3. Giải quyết tranh chấp theo cơ chế trọng tài quy chế:
Bước 1:
Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện, kèm theo thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan cho Trung tâm trọng tài.
Nội dung đơn khởi kiện:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
– Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
– Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
– Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
– Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
– Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
Bước 2:
Trung tâm trọng tài gửi bản sao đơn khởi kiện và thỏa thuận trọng tài, các tài liệu có liên quan đến nội dung tranh chấp cho bị đơn trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện từ nguyên đơn.
Bước 3:
Bị đơn nộp bản tự bảo vệ và đơn khởi kiện lại nguyên đơn (nếu có) cho Trung tâm trọng tài trong thời hạn 30 ngày nếu như hai bên không có thỏa thuận hoặc quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài không có quy định khác, kể từ ngày bị đơn nhân được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.
Bước 4:
Thành lập Hội đồng trọng tài để tiến hành giải quyết tranh chấp.
Bước 5:
Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của các bên (nếu có), việc tiến hành thực hiện các biện pháp tuân theo quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện.
Bước 6:
Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp
Tại phiên họp, theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Nếu các bên thỏa thuận được với nhau thì Hội đồng trọng tài phải
Bước 7:
Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài.
4. Cơ chế hình thành và vai trò Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài:
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định như sau:
– Việc thành lập Hội đồng trọng tài được tiến hành sau khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, trong thời thạn 30 ngày.
Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn.
– Các trọng tài viên được chọn, bầu Chủ tịch Hội đồng trọng tài trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các trọng tài viên được xác định.
Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Chú ý:
Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất.
Vai trò của Hội đồng trọng tài
– Trọng tài quốc tế có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng hơn so với tranh tụng tại tòa án truyền thống vì chỉ có những kháng cáo hạn chế từ phán quyết của trọng tài.
– Trọng tài quốc tế có thể ít tốn kém hơn so với tranh tụng tại tòa án truyền thống.
– Trọng tài quốc tế có thể cung cấp công lý chất lượng tốt hơn, vì nhiều tòa án trong nước bị quá tải, không phải lúc nào cũng cho phép các thẩm phán có đủ thời gian để đưa ra các quyết định pháp lý có chất lượng cao.
– Khách hàng có thể đóng vai trò tích cực trong việc lựa chọn trọng tài viên là chuyên gia trong ngành Trọng tài Quốc tế, chứ không phải là một tổng quát như nhiều thẩm phán tòa án trong nước.
– Trọng tài quốc tế là linh hoạt, và các bên tranh chấp đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn thủ tục phù hợp nhất để giải quyết tranh chấp quốc tế của họ, quyết định xem có nên bao gồm các thủ tục như sản xuất tài liệu không.
– Trọng tài quốc tế có thể được bảo mật, Điều này hữu ích nếu các bên muốn tiếp tục mối quan hệ kinh doanh của họ hoặc để tránh công khai tiêu cực.
– Trọng tài quốc tế là trung lập. Điều này rất quan trọng đối với các giao dịch xuyên biên giới, vì nó tránh được khả năng có lợi thế tại sân nhà của Cameron cho một bên.
– Ở một số nước, thẩm phán không cai trị độc lập. Trong Trọng tài quốc tế, một giải thưởng phải được thực hiện độc lập, hoặc nó không thể được thi hành.
– Trong tình huống nhất định, chẳng hạn như tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước, Trọng tài quốc tế đưa ra biện pháp khắc phục duy nhất cho việc vi phạm quyền hợp pháp.