Đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng có được trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng không? Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng dành cho người khuyết tật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp bảo trợ xã hội
- 2 2. Trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân khi bệnh binh mất
- 3 3. Hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định pháp luật
- 4 4. Có thể đồng thời hưởng trợ cấp tuất một lần và hàng tháng không?
- 5 5. Trợ cấp tuất cho thân nhân người nhiễm chất độc hóa học
1. Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp bảo trợ xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư chỉ giúp tôi muốn hỏi là: Tôi có mẹ đẻ bị tâm thần mất trí nhớ và không còn khả năng lao động và sinh hoạt bình thường như người thường. Và bố tôi đã mất được 2 năm và đóng bảo hiểm xã hội được 37 năm công tác. Vừa qua thì ở ngoài phường chỗ tôi ở đã cắt tiền hỗ trợ cho người tàn tật là mẹ tôi trước đây đang được hưởng và với lý do là mẹ tôi đang được hưởng trợ cấp bảo hiểm của bố tối lúc mất là 59 tuổi năm nay mẹ tôi đã 63 tuổi tôi muốn luật sư chỉ rõ giúp cho tôi là mẹ tôi có đc hưởng cả 2 khoản là trợ cấp đối với người tàn tật và trách nhiệm bảo hiểm xã hội của bố tôi đối với người được hưởng là mẹ tôi hay không? Tôi xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Bạn có nêu bố bạn đã mất được 2 năm và đã đóng bảo hiểm xã hội được 37 năm, vào thời điểm bố bạn mất, mẹ bạn 59 tuổi. Theo quy định tại Điều 67
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên những chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần
+ Đang hưởng lương hưu
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Và mẹ bạn phải đáp ứng điều kiện là không có thu nhập hoặc thu nhập hằng tháng thấp hơn mức lương cơ cơ, thu nhập này không bao gồm các khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Nếu mẹ bạn đáp ứng điều kiện nêu trên thì có thể xác định vào thời điểm mẹ bạn 59 tuổi, thì sẽ được hưởng tiền trợ cấp tuất hàng tháng.
Luật sư tư vấn pháp luật về việc hưởng trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật:1900.6568
Theo quy định tại Điều 51 Luật Người khuyết tật 2010 thì người khuyết tật đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì không được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng. Bên cạnh đó, người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao nhất. Ở đây, bạn có nêu là mẹ bạn bị tâm thần mất trí nhớ và không còn khả năng lao động và sinh hoạt bình thường như người thường. Và mẹ bạn có được Nhà nước hỗ trợ tiền cho người tàn tật. Như vậy, nếu trong trường hợp mẹ bạn được tiền trợ cấp tuất hàng tháng từ cơ quan bảo hiểm thì sẽ không được hưởng trợ cấp dành cho người khuyết tật hàng tháng nữa.
2. Trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân khi bệnh binh mất
Tóm tắt câu hỏi:
Trước hết xin gửi lời chúc sức khỏe đến chuyên viên tư vấn pháp luật.
Tôi xin hỏi: Chồng tôi là thương bệnh binh 67 %, nghỉ chế độ thương bệnh binh năm 1988 và mất năm 2014. Năm nay tôi đủ 55 tuổi, vậy tôi có được hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng của chồng tôi không. Xin cho tôi được biết. Xin chân thành Cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Chồng bạn là thương bệnh binh 67%, tuy nhiên bạn chỉ đưa ra nội dung là chồng bạn nghỉ chế độ thương bệnh binh năm 1988 mà không đưa ra nội dung là đang hưởng như thế nào? Phân biệt chế đô hưởng của chồng bạn thì mới có căn cứ xác định mức hưởng tuất hàng tháng của bạn.
Thứ nhất: Quy định về chế độ được hưởng
Theo quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ – CP trong trường hợp thương binh đồng thời là bệnh binh chế độ hưởng quy định như sau:
+ Trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh. Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.
+ Trường hợp đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật:
+ Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu có thời gian công tác liên tục trong quân đội, công an từ đủ 15 năm trở lên hoặc chưa đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an nhưng cộng thời gian công tác thực tế trước đó có đủ 20 năm trở lên.
+ Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 41% trở lên, mức trợ cấp được hưởng theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đã trừ.
+ Được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn dưới 41%.
Thứ hai: Nếu như trường hợp của bạn thời điểm chồng bạn mất, chồng bạn đang được hưởng chế độ và bạn chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì bạn sẽ được hưởng khi điều kiện đó được đáp ứng.
“…d) Trường hợp khi thương binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;
đ) Trường hợp thương binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:
Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng thương binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013…”
“…d) Trường hợp khi bệnh binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;
đ) Trường hợp bệnh binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:
Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng bệnh binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013…”
Như vậy, nếu bạn đủ điều kiện như trên bạn sẽ được hưởng tuất hàng tháng của chồng bạn.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.
3. Hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi: Trung tâm tư vấn pháp luật tôi xin được tư vấn nội dung sau: Tôi có con là giáo viên nằm trong biên chế Nhà nước từ tháng 01/2013 (thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc). Ngày 13/11/2015 trên đường con tôi đi dạy về thì không may bị tai nạn giao thông (hậu quả con tôi chết trên đường đi cấp cứu). Đến nay, cơ quan chức năng kết luận con tôi hoàn toàn không có lỗi trong vụ việc tai nạn giao thông. Con tôi đã lập gia đình và đã có con nhỏ 2 tuổi (sinh năm 2013) và cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ đều còn sống. Tôi xin được hỏi:
1. Trường hợp tai nạn giao thông của con tôi như đã trình bày ở trên thì con tôi có được xem như là bị tai nạn lao động không?
2. Trong trường hợp này, cháu của tôi (con của con tôi) cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ có được hưởng tiền tuất hàng tháng do Bảo hiểm xã hội chi trả không? Tôi trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
1. Trường hợp tai nạn giao thông của con tôi như đã trình bày ở trên thì con tôi có được xem như là bị tai nạn lao động không?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
3. Tai nạn lao động được phân loại như sau:
a) Tai nạn lao động chết người;
b) Tai nạn lao động nặng;
c) Tai nạn lao động nhẹ.
4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động.
Như vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 12 được dẫn chiếu như trên thì việc gặp tai nạn giao thông trên đường đi về được coi là tai nạn lao động.
2. Trong trường hợp này, cháu của tôi (con của con tôi) cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ có được hưởng tiền tuất hàng tháng do Bảo hiểm xã hội chi trả không?
Về khoản 1, 2 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Đối với trường hợp này, tai nạn của con trai bác được coi là tai nạn lao động, đồng thời căn cứ vào điểm c khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì cháu bác sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
4. Có thể đồng thời hưởng trợ cấp tuất một lần và hàng tháng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chú em tham gia BHXH từ khi làm việc đến khi nghir hưu đã được 30 năm, trong khi đó vẫn chưa nhận chế độ trợ câp lần nào. Trong quá trình làm hồ sơ nhận BHXH thì chú mất. Gia đình quyết định nhận tuất 1 lần và người nhận là vợ của chú. Cho em hỏi nếu đã nhận hưởng tuất 1 lần thì những thân nhân hưởng tuất hàng tháng trong bảo hiểm của chú em là: con gái 10 tuổi, bà nội, cha vợ và mẹ vợ có còn đuợc nhận hưởng tuất hàng tháng như chế độ không? Cách tính nhận BHXH của chú sẽ tính như thế nào nếu hưởng tuất 1 lần?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:
1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
Trong trường hợp này, chú bạn tham gia bảo hiểm xã hội được 30 năm nhưng chưa được hưởng trợ cấp một lần thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Điều kiện để các thân nhân được hưởng trơ cấp hàng tháng khi đáp ứng đủ điều kiện trên.
Căn cứ Điểm c Khoản 5 Điều 12 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về thân nhân của người lao động bị chết được hưởng trợ cấp tuất một lần thuộc một trong trường hợp
c, Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Trong trường hợp này của bạn, nếu thân nhân của chú bạn có nguyện vọng một lần thì họ sẽ được hưởng trợ cấp một lần và khi được hưởng trợ cấp một lần thì họ không được hưởng trợ cập hàng tháng nữa. Hoặc trong trường hợp họ đang hưởng trợ cấp hàng tháng thì họ sẽ không được hưởng trợ cấp một lần nữa.
Căn cứ Điểm a Khoản 6 Điều 12 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về mức hưởng trợ cấp một lần như sau:
6. Mức trợ cấp tuất một lần:
a) Đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều 11 của Nghị định này.
Căn cứ Khoản 1, 3 Điều 70 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp tiền tuất một lần như sau:
1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
3. Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết.
Căn cứ Khoản 4 Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về mức bình quân thu nhập tính trợ cấp 1 lần như sau:
4. Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:
Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội | = | Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện | + | Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc | x | Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc | ||
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện | + | Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc |
Trong đó:
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
– Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Như vậy theo thông tin bạn cung cấp, vợ của chú bạn đã nhận trợ cấp tuất một lần nên không được nhận trợ cấp tuất hàng tháng nữa.
5. Trợ cấp tuất cho thân nhân người nhiễm chất độc hóa học
Tóm tắt câu hỏi:
Chào quý công ty. Mong quý công ty giải đáp giúp tôi: Bố tôi là nạn nhân chất độc hóa học (tương đương bệnh binh 71%) đã mất năm 2011 khi đó mức lương là 1.700.000 đồng. Cho tôi hỏi mẹ tôi năm nay 64 tuổi không có chế độ gì, thì có được hưởng chế độ tuất của thân nhân nạn nhân nhiếm chất độc hóa học đã mất không. Xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 42 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau:
“1. Trợ cấp hàng tháng theo mức độ suy giảm khả năng lao động từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận, cụ thể như sau:
a) Suy giảm khả năng lao động từ 21% – 40%: Mức trợ cấp bằng 0,76 lần mức chuẩn;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 41% – 60%: Mức trợ cấp bằng 1,27 lần mức chuẩn;
c) Suy giảm khả năng lao động từ 61% – 80%: Mức trợ cấp bằng 1,78 lần mức chuẩn;
d) Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: Mức trợ cấp bằng 2,28 lần mức chuẩn.
2. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 81 % trở lên được hưởng phụ cấp như bệnh binh cùng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ bằng một lần mức chuẩn.
4. Khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
5. Khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như thân nhân của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết.
Trường hợp con đẻ từ đủ 18 tuổi trở lên nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì không hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân người có công từ trần.
6. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng chế độ trước ngày 01 tháng 9 năm 2012 thì thực hiện như sau:
a) Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì tiếp tục hưởng theo chế độ hiện hưởng;
b) Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81% và trong biên bản giám định y khoa đã xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động thì chuyển hưởng trợ cấp hàng tháng theo các mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này từ ngày 01 tháng 01 năm 2013;
c) Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81%và chưa được xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động thì được bảo lưu mức trợ cấp đang hưởng. Trong thời gian bảo lưu, những trường hợp có nguyện vọng được giám định thì sở lao động- Thương binh và Xã hội giới thiệu hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền và ra quyết định điều chỉ định mức quy định tại Điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều này từ ngày hộ đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận.
Sau ngày 31 tháng 12 năm 2013, những trường hợp không giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động thì chuyển hưởng trợ cấp như người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%;
d) Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động, dưới 81% đồng thời sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do nhiễm chất độc hóa học mà giám định không kết luận được tỷ lệ suy giảm khả năng lao động hoặc kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do nhiễm chất độc hóa học dưới 61% thì chuyển hưởng trợ cấp như người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
7. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận từ ngày 01 tháng 9 năm 2012 được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Luật sư tư vấn trợ cấp người nhiễm chất đốc da cam:1900.6568
Theo quy định trên, bố bạn là nạn nhân chất độc hóa học, bị suy giảm khả năng lao động 71% nên khi bố bạn chết thì gia đình bạn sẽ được nhận mai táng phí, đại diện thân nhân trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi. Ngoài ra, mẹ bạn sẽ được hưởng tiền tuất hàng tháng như thân nhân của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% chết.
Khoản 2 Điều 37 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định:
Bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi bệnh binh chết;
b) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
d) Trường hợp khi bệnh binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;
đ) Trường hợp bệnh binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:
Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng bệnh binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
e) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.