Bảo hiểm xã hội một lần được quy định thế nào? Muốn lấy lại tiền BHXH vì không muốn đóng bảo hiểm nữa? Gộp sổ bảo hiểm để hưởng bảo hiểm xã hội một lần? Mức hưởng đối với người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần? Nghỉ việc bao lâu thì lấy được tiền bảo hiểm xã hội một lần?
Cách tính bảo hiểm xã hội một lần là một trong những vấn đề được người lao động quan tâm nhiều nhất hiện nay. Vì nhiều người đi làm, đóng bảo hiểm, chỉ mong được hưởng chế độ bảo hiểm tốt nhất. Tuy nhiên, đa số người lao động đều chưa hiểu rõ về quy định và cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần. Các bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây của Luật Dương Gia để áp dụng và đảm bảo quyền lợi cho mình.
Nghị quyết 93/2015/QH13 về thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần đối với người lao động. Theo đó:
1. Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
– Người lao động được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động.
– Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.
– Ra nước ngoài để định cư;
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
– Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
2. Cách tính và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần: đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
– Ngoài ra: Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 1 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm, từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn 1 năm. Nếu thời gian đóng chưa đủ một năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
– Tiền lương làm căn cứ tính: Là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo các giai đoạn.
Hồ sơ trong trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1- Đối với người đang đóng BHXH bắt buộc, gồm:
– Sổ BHXH.
– Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí.
– Đối với trường hợp hưởng chế độ hưu trí khi suy giảm khả năng lao động thì có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa; đối với người hưởng chế độ hưu trí bị nhiễm HIV/AIDS do rủi ro nghề nghiệp có thêm giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền cấp (bản chính hoặc bản sao).
2- Đối với người tham gia Bảo hiểm tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc và người tự đóng tiếp BHXH bắt buộc, gồm:
– Sổ BHXH.
– Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí (mẫu số 12-HSB) hoặc Giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động nghỉ việc, chưa đủ điều kiện về tuổi đời.
– Đối với người chấp hành xong hình phạt tù trong trường hợp không được hưởng án treo thì có thêm Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao).
– Đối với trường hợp hưởng chế độ hưu trí do bị suy giảm khả năng lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
3- Hồ sơ giải quyết hưởng BHXH một lần:
– Sổ BHXH;
– Giấy tờ cho từng trường hợp sau:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH: Quyết định nghỉ việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc quyết định thôi việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết hạn.
– Trường hợp phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu: Quyết định phục viên, xuất ngũ (bản chính hoặc bản sao).
– Trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH: Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
– Đối với người ra nước ngoài để định cư: Bản dịch Tiếng Việt được công chứng của Bản sao Bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc Thẻ thường trú hoặc Giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp.
– Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH, có yêu cầu nhận BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và người đang tham gia BHXH tự nguyện (kể cả bảo lưu thời gian đóng BHXH): Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần (mẫu số 14-HSB).
– Đối với người chấp hành xong hình phạt tù trong trường hợp không được hưởng án treo thì có thêm Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao).
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm xã hội một lần được quy định thế nào?
Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này”.
Các trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 quy định người lao động khi có yêu cầu được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Người lao động ra nước ngoài để định cư.
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
– Người lao động là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân hoặc hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội quy định về mức bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trên không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần: là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Muốn lấy lại tiền BHXH vì không muốn đóng bảo hiểm nữa
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư Luật Dương Gia. Tôi có một vấn đề muốn hỏi luật sư như sau: Tôi làm tại công ty X này được 3 năm. Trong thời gian làm việc, tôi có đóng đủ 3 năm làm việc. Tuy nhiên, vì lý do cá nhân, tôi đã thỏa thuận với công ty rằng tôi nghỉ làm việc ở đó. Tôi cũng không muốn đóng bảo hiểm xã hội nữa. Tôi muốn hưởng bảo hiểm xã hội trước đây tôi đóng. Tôi sẽ được hưởng như thế nào? Và thủ tục ra làm sao?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có thời gian làm tại công ty X là 3 năm, và trong thời gian đó bạn đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Bạn đã ngừng đóng bảo hiểm xã hội sau khi thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với công ty X.
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế”;
Như vậy, bạn thuộc đối tượng tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau 1 năm kể từ thời điểm bạn nghỉ việc.
Để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, bạn cần có những giấy tờ sau:
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Quyết định nghỉ việc;
+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
Sau đó, bạn nộp hồ sơ tại tổ chức BHXH quận/huyện nơi cư trú để nhận trợ cấp.
3. Gộp sổ bảo hiểm để hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Em làm công ty A đóng BHXH từ 6/2011 đến 11/2012 tại Bắc Ninh và em nghỉ việc và không tham gia đóng bảo hiểm nữa. Từ 5/2014 đến nay em làm công ty B và đóng BHXH tại công ty B ở Hà Nội. Em muốn hỏi giờ em mới lấy đc sổ BH ở công ty A em muốn gộp sổ BH 2 công ty vào 1 sổ hoặc em còn hạn để thanh toán BHXH 1 lần sổ ở công ty A không? Nếu được thì thủ tục thanh toán hay gộp sổ như thế nào? Kính mong luật sư tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Tại Điểm 5.1 Khoản 5 Điều 46 Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH có quy định như sau:
Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
5. Xử lý một số tình huống trong công tác cấp sổ BHXH
5.1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.
Theo thông tin bạn trình bày, bạn làm công ty A đóng BHXH từ 6/2011 đến 11/2012 tại Bắc Ninh và bạn nghỉ việc và không tham gia đóng bảo hiểm nữa. Từ 5/2014 đến nay em làm công ty B và đóng BHXH tại công ty B ở Hà Nội. Đối với trường hợp của bạn, bạn có hai sổ bảo hiểm xã hội và có thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì bạn cần thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm. Cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới cho bạn.
Tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 29 Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH có quy định về thủ tục gộp sổ BHXH như sau:
Điều 29. Cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH đã cấp.
Căn cứ theo quy định trên thì để gộp sổ BHXH bạn cần chuẩn bị giấy tờ như sau:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
+ Sổ BHXH đã cấp.
Sau khi gộp sổ bạn sẽ chỉ có 1 sổ bảo hiểm xã hội bạn và làm viêc ở công ty B sau đó bạn muốn hưởng bảo hiểm xã hội một lần phải sau 12 tháng kể từ khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty B nếu nếu bạn không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và yêu cầu nhận lại bảo hiểm xã hội một lần khi chưa đủ 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội.
4. Thủ tục và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho em hỏi em làm việc tại công ty và đã tham gia Bảo hiểm xã hội được 8 năm 7 tháng giờ em muốn lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần vậy cho em hỏi: Em cần làm thủ tục gì để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần và cách tính số tiền mà em được hưởng là bao nhiêu? Em xin cảm ơn nhiều!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định như sau:
“1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
…”
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
– Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm một lần theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
+ Sổ bảo hiểm xã hội
+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động
+ Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
++ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
++ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
++ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
+ Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế .
– Hồ sơ được nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người hưởng cư trú.
– Thời gian giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
+ Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tính theo quy định tại Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
5. Mức hưởng đối với người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên THCS, được biên chế tháng 12/2007. Tôi có ý định nghỉ việc và nhận BHXH 1 lần. Theo quy định của luật BHXH thì 1 năm công tác bằng 1,5 tháng lương, nhưng những năm 2007 thì mức lương cơ bản rất thấp (630k), tôi nghe nói có thêm phụ cấp trượt giá nữa có đúng không? Nhờ quý công ty tư vấn giúp, xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, khi thuộc đối tượng được hưởng Bảo hiểm xã hội một lần thì bạn được hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu trên. Theo đó, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
– Căn cứ Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 10. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm | = | Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm | x | Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
a) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm t | = | Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng 100% |
Trong đó:
– t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
– Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.
3. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
– Căn cứ Điều 2 Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm | = | Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm | x | Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1:
Năm | Trước 1995 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 |
Mức điều chỉnh | 4,29 | 3,64 | 3,44 | 3,33 | 3,09 | 2,96 | 3,01 | 3,02 | 2,91 | 2,82 | 2,62 | 2,42 |
Năm | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Mức điều chỉnh | 2,25 | 2,08 | 1,69 | 1,58 | 1,45 | 1,22 | 1,12 | 1,05 | 1,01 | 1,00 | 1,00 |
2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Như vậy, khi tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần, tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được dùng để tính mức hưởng được điều chỉnh theo quy định tại Điều 3 Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH. Đây chính là mức hệ số trượt giá mà bạn đang đề cập đến. Như vậy, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo từng năm được tính theo công thức và hệ số tại Điều 3 Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH nêu trên.