Cùng với sự phát triển của pháp luật cạnh tranh trên thế giới, việc nghiên cứu về lĩnh vực cạnh tranh nói chung và thủ tục tố tụng cạnh tranh nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Dưới đây là trình tự xử lý vụ việc cạnh tranh theo tố tụng cạnh tranh tại Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Quy định về trình tự xử lý vụ việc cạnh tranh theo tố tụng cạnh tranh:
1.1. Khái quát chung về tố tụng cạnh tranh:
Tố tụng cạnh tranh là một bộ phận của các hoạt động hành chính kinh tế liên quan đến cạnh tranh và thực thi pháp
Như vậy theo pháp luật Việt Nam hiện nay thì tố tụng cạnh tranh đồng nghĩa với trình tự và thủ tục xem xét giải quyết cũng như xử lý một vụ việc cạnh tranh trên thực tế. Ngoài ra, pháp luật cạnh tranh còn ghi nhận, vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Vì thế, có thể thấy pháp luật cạnh tranh của Việt Nam đã loại bỏ nhiều hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh ra khỏi phạm vi khái niệm tố tụng cạnh tranh, như các hoạt động nhằm xác định thị trường đến, hoạt động xác định thị phần, hoặc thị phần kết hợp … hoặc các thủ tục đề nghị xin hưởng miễn trừ theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
Trên thế giới, khác với Việt Nam, các nước có truyền thống về luật cạnh tranh lâu đời như Mỹ hoặc Nhật Bản … không đưa ra khái niệm thế nào là tố tụng cạnh tranh, mà bằng kĩ thuật lập pháp xác định nội hàm của nó thông qua các trình tự và thủ tục cụ thể. Luật cạnh tranh của Nhật Bản quy định thủ tục tố tụng cạnh tranh trong nhiều điều luật khác nhau, thay vì đưa ra khái niệm tố tụng cạnh tranh thì pháp luật đã mô tả cụ thể tiến trình và thủ tục xem, xử lý một vụ việc cạnh tranh, tức là: Bất kỳ người nào khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật đều có thể báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và yêu cầu những cơ quan này có biện pháp tương ứng để xử lý hành vi đó. Trên cơ sở báo cáo nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành các bước điều tra cần thiết có liên quan. Sau đó cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định hoặc đưa ra các biện pháp tương ứng liên quan đến vụ việc, sau đó phải gửi thông báo tới cá nhân nêu trên.
1.2. Trình tự xử lý vụ việc cạnh tranh theo tố tụng cạnh tranh:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, tố tụng cạnh tranh không bao gồm các thủ tục miễn trừ trong các trường hợp hạn chế cạnh tranh được luật cho phép. Nhìn chung thì trình tự và thủ tục tố tụng cạnh tranh sẽ trải qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Điều tra hành chính và điều tra hình sự trong tố tụng cạnh tranh. Thủ tục điều tra sơ bộ sẽ do các điều tra viên của Cục quản lý cạnh tranh tiến hành trong thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thời gian đó thì các điều tra viên phải hoàn thành thủ tục điều tra sơ bộ và kiến nghị lên thủ trưởng Cục quản lý cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc điều tra chính thức. Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thì thời hạn điều tra chính thức được xác định là 90 ngày được tính kể từ ngày có quyết định trên thực tế, trường hợp cần thiết thì thời hạn này có thể được thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn nhưng không quá 60 ngày. Đối với vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, thời hạn điều tra chính thức là 180 ngày được tính kể từ ngày có quyết định điều tra, trong trường hợp cần thiết thì thời hạn này có thể được thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn tuy nhiên không được quá 02 lần, và mỗi lần không quá 60 ngày. Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, trong thời hạn điều tra chính thức thì điều tra viên phải xác định căn cứ cho rằng bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Bước 2: Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vụ việc hạn chế cạnh tranh. Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra chính thức đối với vụ việc cạnh tranh thì thủ trưởng cơ quan giải quyết cạnh tranh sẽ ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để ban hành ra quyết định xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì ngoài việc đã tiến hành điều tra và phải dựa trên nội dung điều tra chính thức theo quy định của pháp luật, thủ trưởng cơ quan giải quyết cạnh tranh sẽ căn cứ vào nhiều tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng. Trong thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc cạnh tranh, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong các quyết định: Mở phiên điều trần; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.
Bước 3: Khiếu nại các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan giải quyết cạnh tranh thì các bên có quyền khiếu nại bằng văn bản lên bộ trưởng Bộ công thương. Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì các bên có quyền khiếu nại bằng văn bản lên Hội đồng cạnh tranh. Sau khi nhận đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì cơ quan đã ban hành quyết định phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn trở lại theo yêu cầu được pháp luật quy định trong thời gian 05 ngày làm việc.
2. Căn cứ để tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 86 của
– Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được cơ quan quản lý cạnh tranh tiến hành hoạt động thụ lý. Căn cứ theo quy định của pháp luật cạnh tranh hiện nay thì, bất kỳ tổ chức và cá nhân nào cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh gây nên thì đều có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh, hoạt động này sẽ được tiến hành trong thời hiệu 02 năm kể từ ngày có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện trên thực tế. Việc khiếu nại sẽ được thực hiện bằng việc gửi hồ sơ khiếu nại cho Cục quản lý cạnh tranh. Trong thời gian 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, Cục quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ và bên khiếu nại sẽ phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
– Cục quản lý cạnh tranh tự phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh. Trong trường hợp này thì Cục quản lý cạnh tranh có thể tự tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc mà không cần phải có đơn khiếu nại của bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào. Thời hiệu để Cục quản lý cạnh tranh tự mình điều tra vụ việc cạnh tranh được xác định hiện nay theo quy định của pháp luật là 02 năm được tính kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện trên thực tế.
3. Nguyên tắc giải quyết tố tụng cạnh tranh:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 54 của Luật cạnh tranh năm 2018 có quy định về một số nguyên tắc trong quá trình giải quyết tố tụng cạnh tranh như sau:
– Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và các cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật đều bị xử lý nghiêm khắc;
– Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh và người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh trong phạm vi trách nhiệm, trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của mình cần phải thực hiện hoạt động giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Cần phải tôn trọng quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giải quyết tố tụng cạnh tranh.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cạnh tranh năm 2018.