Trình tự và thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được quy định tại Luật phá sản năm 2004.
Điều 71 Luật phá sản 2004 đã quy định việc xem xét, thông qua phương án phục hồi kinh doanh như sau:
"1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ra Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi.
2. Hội nghị chủ nợ xem xét, thảo luận phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có đảm bảo trở lên biểu quyêta tán thành."
Thông qua quy định ở Điều trên ta thấy thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh bao gồm những nội dung chủ yếu đó là:
– Chủ thể thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: Hội nghị chủ nợ có thẩm quyền quyết định các vấn đề quan trọng của quá trình áp dụng thủ tục phục hồi nói chung và thông qua phương án phục hồi nói riêng. Quyền quyết định đó được thể hiện ở việc Hội nghị chủ nợ là tổ chức có quyền quyết định thông qua hay không thông qua phương án phục hôih hoạt động kinh doanh. Về thể thức thông qua bất kì một nội dung nào trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi tại Hội nghị chủ nợ đều được thực hiện bằng hình thức biểu quyết. Tất cả các chủ nợ khi tham gia Hội nghị chủ nợ đều có quyền biểu quyết thông qua các vấn đề được đưa ra xem xét tại Hội nghị chủ nợ mà không phụ thuộc vào vị trí, tính chất của các khoản nợ mà họ đang sở hữu. Quy định này góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa các chỉ nợ khi tham gia Hội nghị chủ nợ. Tuy nhiên, điều kiện thông qua Hội nghị chủ nợ lại có sự đánh giá về tính chất của các chủ nợ là khác nhau về việc thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. Tại Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất, phương án phục hồi sẽ được thông quan nếu có trên một phần hai số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho ít nhấ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm chấp nhận; trong Hội nghị lần hai thì phương án phục hồi doanh nghiệp chỉ được thông qua khi được số chủ nợ đại diện cho ít nhất hai phần ba chủ nợ không có đảm bảo có mặt biểu quyết tán thành. Với quy định này, quyền lợi của các chủ nợ không có bảo đảm được bảo vệ hơn, qua đó cũng đánh giá được vai trò quan trọng của nhóm chủ nợ này trong việc thông qua quyết định phương án phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Phân tích những quy định trên ta thấy, đối tượng chủ yếu mà Luật phá sản 2004 hướng tới bảo vệ là nhóm chủ nợ không có bảo đảm nhiều hơn. Việc thông qua phương án phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã là các chủ nợ được phân chia thành các nhóm chủ nợ khác nhau và thông qua phương án phục hồi. Trên cơ sở đó, Toà án có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận phương án phục hồi.
– Thể thức thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: Theo quy định của Luật phá sản 2004 việc thông qua bất kì nội dung nào trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi tại Hội nghị chủ nợ đều được thể hiện bằng hình thức biểu quyết. Điều này giúp cho các chủ nợ có quyền lợi liên quan được thể hiện ý chí một cách trực tiếp.
– Điều kiện hợp lệ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nhóm chủ nợ không bảo đảm. Điêù này được thể hiện rất rõ tại quy định của khoản 1 và khoản 2 Điều 71 Luật phá sản 2004.