Tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu được xem là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác nhận một sự kiện không có hiệu lực pháp lý. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về trình tự tuyên bố hợp đồng vô hiệu của thanh tra lao động?
Mục lục bài viết
1. Khái quát về thẩm quyền của thanh tra lao động trong quan hệ lao động:
Có thể nói, thanh tra lao động là cơ quan nhà nước có chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Quan hệ lao động có vai trò quan trọng trong nền kinh tế – xã hội và bảo đảm sự phát triển bền vững và ổn định của quan hệ lao động chính là nhiệm vụ của Nhà nước. Thanh tra lao động chính là một trong những lực quan trọng để bảo đảm sự tuân thủ các quy định pháp luật về lao động của người sử dụng lao động và người lao động.
Vì vậy, thanh tra lao động chính là cơ quan thường xuyên kiểm tra và giám sát quan hệ lao động trong đó có các
2. Trình tự tuyên bố hợp đồng vô hiệu của thanh tra lao động:
Nhìn chung thì có thể thấy, trình tự và thủ tục tuyên bố hợp đồng vô hiệu của thanh tra lao động sẽ phải trải qua những giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Trong quá trình thanh tra và giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếu nại và tố cáo của quan hệ lao động, nếu phát hiện ra những vấn đề sai phạm, phát hiện ra hợp đồng và nội dung trong hợp đồng lao động vi phạm quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc đi ngược với thuần phong mỹ tục, thì chủ thể có thẩm quyền đó là Trưởng đoàn thanh tra và thanh tra viên lao động độc lập, hoặc thậm chí là người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành hoạt động lập biên bản về các hành vi vi phạm, sau quá trình lập biên bản về các hành vi vi phạm thì sẽ đề nghị người sử dụng lao động và người lao động tiến hành hoạt động sửa đổi và bổ sung hợp đồng lao động sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 2: Trong thời hạn theo quy định của pháp luật hiện nay đó là 05 ngày làm việc được tính càng từ ngày nhận được biên bản về trường học vi phạm của đơn vị thanh tra lao động, thì người sử dụng lao động và người lao động cần phải tiến hành hoạt động sửa đổi và bổ sung hợp đồng lao động vi phạm sao cho đúng quy định của pháp luật và phù hợp với yêu cầu của thanh tra lao động.
Bước 3: Trong thời hạn theo quy định của pháp luật đó là 03 nay làm việc được tính kể từ ngày hết thời hạn cần phải sửa đổi hoặc bổ sung hợp đồng lao động vi phạm theo yêu cầu của thanh tra lao động, mà hai bên chủ thể đó là người lao động và người sử dụng lao động chưa tiến hành hoạt động sửa đổi và bổ sung hợp đồng vi phạm, thì khi đó chủ thể có thẩm quyền đó là Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập, hoặc những người được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành sẽ gửi biên bản kèm theo bản sao hợp đồng lao động vi phạm đến chủ thể có thẩm quyền đó là Chánh thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội nơi mà doanh nghiệp đó đóng trụ sở chính.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được biên bản về trường hợp vi phạm của các chủ thể nêu trên, Chánh thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội sẽ tiến hành hoạt động xem xét và ban hành quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu theo quy định của pháp luật. Nhìn chung thì có thể thấy quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu sếp phải được gửi đến người sử dụng lao động và người lao động có liên quan trong hợp đồng lao động vô hiệu đó, gửi đến tổ chức đại diện tập thể người lao động ở cấp cơ sở và các cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi mà doanh nghiệp đó đóng trụ sở chính.
3. Khi nào có thể tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của
– Có thể tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm quy định của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội;
– Tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, hoặc quá trình giao kết hợp đồng vi phạm nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 15 của
– Tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc trái quy định của pháp luật và bị pháp luật nghiêm cấm;
– Ngoài ra có thể tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu một phần khi nội dung của phần hợp đồng lao động đó vi phạm quy định của pháp luật tuy nhiên không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng lao động, thì khi đó các phần còn lại của hợp đồng lao động vẫn sẽ có hiệu lực pháp luật trên thực tế.
4. Cần phải xử lý như thế nào khi hợp đồng lao động vô hiệu từng phần?
Căn cứ Điều 9 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu, cụ thể như sau:
– Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động và người lao động cần phải tiến hành hoạt động sửa đổi và bổ sung phần hợp đồng lao động đã bị tuyên bố vô hiệu sao cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và phù hợp với quy định của pháp luật, tuy nhiên vẫn không trái với đạo đức xã hội;
– Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong thời gian kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần cho đến khi hợp đồng lao động đã tiến hành sửa đổi và bổ sung thì sẽ được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động đang áp dụng trên thực tế, Đối với trường hợp công ty không có thỏa ước lao động tập thể thì sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực lao động;
– Trong trường hợp mà hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật và quy định của thỏa ước lao động tập thể đang được người sử dụng lao động áp dụng trên thực tế khi khi đó hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận lại mức lương sao cho phù hợp với quy định và phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của bên người lao động, người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong hợp đồng lao động vừa bị tuyên bố vô hiệu để có thể hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động đã bị tuyên bố vô hiệu trước đó;
– Trong trường hợp hai bên không thể thống nhất để tiến hành hoạt động sửa đổi và bổ sung nội dung của hợp đồng đã bị tuyên bố vô hiệu thì khi đó sẽ giải quyết như sau:
+ Chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật;
+ Quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Giải quyết các chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu sẽ được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện các chế độ theo quy định của pháp luật về lao động. Bất kỳ mọi tranh chấp có liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần đất thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo quy định của pháp luật và theo thủ tục tố tụng dân sự.
Như vậy thì có thể thấy, khi hợp đồng lao động vô hiệu từng phần thì không thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động ngay lập tức mà sẽ cần phải tiến hành hoạt động xử lý hợp đồng vô hiệu từng phần theo phân tích ở trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.