Trình tự tố cáo hành vi vi phạm hoạt động chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo và trình tự giải quyết đơn thư tố cáo.
Trình tự tố cáo hành vi vi phạm hoạt động chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo và trình tự giải quyết đơn thư tố cáo.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn tố cáo 1 nhóm nuôi dạy trẻ mầm non vi phạm nghiêm trọng hoạt động nuôi dạy và chăm sóc trẻ thì phải làm sao? Tôi đang ở thành phố Hồ Chí Minh, tôi vào dạy tại nhóm và nhận thấy sai phạm hiện tôi đã nghỉ việc, nếu tôi không tố cáo thì không biết bao nhiêu thế hệ trẻ em phải chịu thiệt thòi về cả vật chất và tinh thần khi học tại nhóm nên tôi rất mong nhận được phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Căn cứ pháp lý:
2.Nội dung tư vấn:
"Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức."
Như vậy, trong trường hợp bạn phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại cho nhà nước, công dân hoặc cơ quan, tổ chức khác, cụ thể ở đây là hành vi vi phạm của một nhóm trẻ mầm nong trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ thì bạn có thể tố cáo hành vi vi phạm đó.
Về hình thức tố cáo: Theo quy định của Điều 19 Luật Tố cáo 2011 thì bạn có thể lựa chọn việc tố cáo trực tiếp hoặc tố cáo bằng đơn tố cáo.
Về thẩm quyền tố cáo: Theo quy định của Điều 12 Luật Tố cáo 2011, thẩm quyền giải quyết tố cáo để người tố cáo gửi đơn tố cáo được xác định như sau:
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về trình tự tố cáo: 1900.6568
Trình tự tố cáo và giải quyết tố cáo:
Bạn xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo và thực hiện trình tự tố cáo như sau:
+ Gửi đơn tố cáo kèm theo chứng cư, tài liệu chứng minh ( nếu có đến cơ quan có thẩm quyền )
+ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn thư tố cáo như sau:
– Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
– Xác minh nội dung tố cáo
– Kết luận nội dung tố cáo
– Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo
– Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.