Trình tự thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Những quy định bắt buộc với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư.
Trình tự thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Những quy định bắt buộc với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư.
Theo quy định của Luật đầu tư 2014, Nhà đầu tư nước ngoài là: cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước có nhiều điểm khác biệt về trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư. Cụ thể Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư 2014 quy định:
Điều 22. Trình tự thực hiện dự án đầu tư
1. Tùy thuộc tính chất, quy mô và điều kiện của từng dự án, dự án đầu tư được thực hiện theo một hoặc một số thủ tục sau đây:
a) Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này;
b) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định tại Điều 44 Nghị định này đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế;
c) Thực hiện thủ tục giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho thuê lại đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);
d) Thực hiện thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có).
Thứ nhất, về thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư. Ra quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của ba chủ thể là: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh. Yếu tố quyết định một dự án đầu tư có phải xin quyết định chủ trương đầu tư hay không, chủ thể nào có thẩm quyền ra quyết định chủ trương đầu tư là quy mô và lĩnh vực đầu tư của dự án đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 3. Luật đầu tư: Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài. Như vậy, bản thân nhà đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư trong nước không làm ảnh hưởng đến việc có phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư hay không (trừ trường hợp ngoại lệ kể trên)
Thứ hai, về thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo quy định tại khoản 1 điều 36 Luật đầu tư 2014, dự án của nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ đầu tư bằng hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp).
Điều 36. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
Thứ ba, về vấn đề thành lập tổ chức kinh tế (nếu đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế). Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện tiên quyết đối với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện như sau:
Khoản 1, Điều 22:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Khoản 3
3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, tùy vào hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn, sẽ có các trình tự, thủ tục và điều kiện đầu tư tương ứng. Pháp luật về đầu tư Việt Nam đảm bảo những quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam song cũng quy định rất chặt chẽ những nghĩa vụ mà nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Ngành, nghề và hình thức ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư 2014
– Doanh nghiệp nhà nước góp vốn với nhà đầu tư nước ngoài
– Thủ tục, điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí