Khái quát về hoạt động tư vấn viên pháp luật? Trình tự thủ tục và hồ sơ xin cấp thẻ tư vấn viên pháp luật?
Trong cuộc sống hiện nay khi nhu cầu sử dụng pháp luật của con người ngày càng trở nên phát triển hơn và dễ bắt gặp hơn. Cũng chính vì vậy mà dịch vụ
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật Luật sư sửa đổi 2012
1. Khái quát về hoạt động tư vấn viên pháp luật
Trên cơ sở quy định tại Điều 28 Luật luật sư sửa đổi 2012 đã đưa ra định nghĩa tư vấn pháp luật là việc làm của những người hành nghề luật hướng dẫn, đưa ra ý kiến, hỗ trợ khách hàng soạn thảo các văn bản liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ.
Đồng thời cũng dựa trên quy định của Luật này thì đối với hoạt động tư vấn pháp luật được quy định ở đây là những việc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn, đồng thời cũng đưa ra ý kiến của các tư vấn viên pháp luật nhằm mục đích quan trọng nhất mà pháp luật hướng tới là giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trong một vụ việc pháp lý nào đó mà người thuê người tư vấn viên pháp luật thực hiện. Bên cạnh đó thì khi thực hiện tư vấn pháp luật các luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền và những lợi ích hợp pháp của họ hoặc những người có hiểu biết về pháp luật có thể giải đáp pháp luật, ứng xử theo quy định của pháp luật trong những trường hợp cụ thể nhằm giúp mọi người thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.
Từ các khái niệm về vấn đề cấp thẻ tư vấn viên pháp luật và hoạt động tư vấn pháp luật hiện hàn thì có thể nêu ra các đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật với những đặc điểm như sau:
Một là, trên phương diện của pháp luật hiện hành quy định thì có thể hiểu hoạt động tư vấn pháp luật là một loại dịch vụ pháp lý mà pháp luật luật sư quy định.
Hai là, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì không phải ai cũng có thể trở thành người tư vấn pháp luật mà phải là những người có kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, có kinh nghiệm tư vấn pháp luật và khả năng chuyên sâu.
Ba là, trong hoạt động tư vấn pháp luật thì đa số mọi người có kiến thức và am hiểu pháp luật lấy pháp luật làm công cụ để giải quyết các vấn đề pháp cho mọi người dựa trên pháp luật, tuân thủ pháp luật, quy chế và trách nhiệm nghề nghiệp để tư vấn pháp luật.
Bốn là, có thể nói hoạt động tư vấn pháp luật là một trong những ngành nghề lao động trí óc đòi hỏi người tư vấn pháp lý chịu trách nhiệm cá nhân cao, có tính độc lập khách quan, trung thực để thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.
Năm là, khi hoạt động tư vấn pháp luật đòi hỏi những người trợ giúp pháp lý tìm được giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề.
Sáu là, người tư vấn pháp luật trong hoạt động tư vấn pháp luật đối với xã hội, đối với nghề nghiệp cần có sự cần mẫn, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề đòi hỏi biết sử dụng các khả năng nghề nghiệp một cách thành thạo, chuẩn xác phải có sự chặt chẽ cẩn thận để trợ giúp pháp lý cho mọi người trong xã hội.
2. Trình tự thủ tục và hồ sơ xin cấp thẻ tư vấn viên pháp luật
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với cá nhân tham gia vào hoạt động tư vấn viên pháp luật thì cần phải được cấp thẻ tư vấn viên pháp luật. Do đó, đối với những cá nhân không được pháp luật hiện hành quy định về vấn hoạt động tư vấn viên pháp luật thì những đối tượng này là người không được cấp thẻ tư vấn viên pháp luật. Đồng thời thì theo như quy định của pháp luật luật sư hiện hành thì những người đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp hoặc trung tâm, chi nhánh xin cấp thẻ tư vấn viên pháp luật theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Người đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp hoặc trung tâm, chi nhánh (đối với trường hợp đăng ký hoạt động hoặc bổ sung tư vấn viên) viết giấy đề nghị, chuẩn bị hồ sơ và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính – Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật
– Bản sao Bằng cử nhân luật
– Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị
– Sơ yếu lý lịch
– Ảnh 2×3 cm
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
– Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trả kết quả.
– Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
– Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền đơn vị mình thì hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính vào sổ và chuyển tới Phòng Bổ Trợ tư pháp hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền tại đơn vị mình, chuyển kết quả tới Bộ phận một cửa.
Bước 5: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính vào sổ và trả kết quả theo giấy hẹn.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
– Cơ quan phối hợp
Yêu cầu khi xin cấp thẻ tư vấn viên pháp luật:
– Điều kiện tư vấn viên pháp luật cũng giống những điều kiện hành nghề khác có liên quan đến pháp luật Việt Nam hiện hành như công cúng viên, cá nhân là đấu giá viên, luật sự,… Do đó, theo như quy định chung của pháp luật hiện hành thì đối với cá nhân muốn hoạt động tư vấn pháp luật và được cấp thể tư vấn pháp luật theo như quy định của Luật Luật sư sửa đổi năm 2012 hiện hành thì cần phải đáp ứng các điều kiện chung như sau:
+ Một là, người muốn xin cấp thẻ tư vấn viên pháp luật trước tiên hết phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam
+ Hai là, người muốn xin cấp thẻ tư vấn viên pháp luật phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án. Bởi vì đây là một hoạt động liên quan đến pháp luật và quyền và lợi ích của người thực hiện tham gia vào hoạt động nhờ người tư vấn pháp luật tư vấn. Chính vì thế điều kiện về năng lực hành vi của người muốn xin cấp thẻ tư vấn viên pháp luật là vô cũng hợp lý và đúng theo như quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành
+ Ba là, người muốn xin cấp thẻ tư vấn viên pháp luật phải có bằng cử nhân luật đây là một trong những điều kiện tiên quyết để xác định xem người muốn xin cấp thẻ tư vấn viên pháp luật có đủ nhận thức và học thức chuyên môn đối với luật pháp Việt Nam để có thể thực hiện hoạt động tu vấn được hay không.
+ Bốn là, quy định về người muốn xin cấp thẻ tư vấn viên pháp luật phải có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên để nhằm mụ đích xác định đucợ kinh nghiệp hành nghề của người muốn xin cấp thẻ tư vấn viên pháp luật có đủ tiêu chuẩn và kiến thức để thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật của mình sau khi được cấp thẻ tư vấn pháp luật hay không
+ Năm là, Bởi vì tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi cả nước. Đồng thời thì người được cấp thẻ tư vấn viên pháp luật chỉ được làm việc cho một trung tâm tư vấn pháp luật hoặc một chỉ nhánh; có thể đồng thời kiêm nhiệm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản nhưng phải đảm bảo công việc không ảnh hưởng tới hoạt động tư vấn pháp luật
+ Sáu là, ông chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước,
Về thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, để cá nhân có thể tiến hành đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật hoặc trung tâm, chi nhánh muốn xin cấp thẻ tư vấn viên pháp luật thì các chủ thể muốn đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp muốn đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp khi thực hiện việc đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp này theo như quy định của pháp Luật Luật sư hiện hành.