Cá nhân, tổ chức để được hoạt động khai thác thủy sản cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định mà nhà nước quy định. Vậy trình tự thủ tục xin cấp giấy phép khai thác thủy sản được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khi nào thì cá nhân, tổ chức được cấp giấy khai thác thủy sản?
Khai thác thủy sản là một trong các hoạt động của con người thực hiện việc đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản. Quá trình này được diễn ra thông qua các ngư cụ như thuyền và ngư pháp nhằm mục đích khai thác triệt để nguồn lợi thủy sản trong thiên nhiên. Hiện nay không phải bất cứ cá nhân tổ chức nào cũng được phép khai thác thủy sản trong khu vực vùng biển mà nhà nước Việt Nam cho phép. Theo ghi nhận tại điều 50 Luật Thủy sản 2017 thì giấy phép khai thác thủy sản được cấp cho tổ chức cá nhân khi đảm bảo các yếu tố nhất định:
– Quá trình thực hiện khai thác thủy sản bằng tàu cá mà chiều dài của tàu cá này lớn nhất từ 6 mét trở lên thì phải tiến hành xin cấp giấy phép khai thác thủy sản;
– Điều kiện để các tổ chức cá nhân xin cấp giấy phép khai thác thủy sản được nêu trên phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
+ Được xin giấy phép khai thác thủy sản nằm trong hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đối với khai thác thủy sản trên biển;
+ Đối với các ngành nghề lĩnh vực khai thác thủy sản phải nằm trong danh mục được nhà nước cho phép khai thác;
+ Trong trường hợp các tàu cá phải tiến hành đăng kiểm thì phải đảm bảo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
+ Để đảm bảo được các thông tin cập nhật khi tàu cá thực hiện đánh bắt và thông tin liên quan đến đất liền thì cần có thiết bị thông tin liên lạc theo quy định mà Bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn;
+ Hành trình mà tàu cá đi qua trên vùng biển Việt Nam phải được giám sát thông qua thiết bị giám sát nếu tàu cá này có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên theo quy định của chính phủ;
+ Để hợp pháp quá trình hoạt động của tàu cá thì cần chuẩn bị thêm giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
+ Liên quan đến những vấn đề nhân lực khi tiến hành khai thác thủy sản trên biển thì thuyền trưởng máy trưởng là các cá nhân được đào tạo chuyên môn có văn bằng chứng chỉ theo quy định Bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn;
+ Đối với trường hợp phải cấp lại giấy phép do hết hạn thì cần đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b c d e g khoản 2 điều 50 của luật thủy sản 2017; cùng với đó để được cấp lại giấy phép đánh bắt khai thác thủy sản thì cần nộp nhật ký khai thác theo quy định và phải đảm bảo tàu cá này không thuộc trong danh sách nào cả khai thác thủy sản bất hợp pháp do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn định kỳ công bố.
2. Hồ sơ, thủ tục để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản?
2.1. Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác thủy sản:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ xin cấp Giấy phép khai thác thủy sản gồm các giấy tờ dưới đây:
– Cá nhân chuẩn bị mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
– Đối với loại tàu cá theo quy định phải đăng kiểm thì cần có thêm bản chụp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
– Giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn của cá nhân giữ vị trí là thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá, cụ thể: bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
Chỉ khi nào cá nhân tổ chức có đầy đủ được các giấy tờ nêu trên thì yêu cầu cấp Giấy phép khai thác thủy sản mới được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2.2. Trình tự thủ tục tiến hành xin cấp Giấy phép khai thác thủy sản:
Quá trình để cá nhân, tổ chức xin cấp giấy phép khai thác thủy sản cần được thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Theo đó, trình tự xin cấp Giấy phép khai thác thủy sản được tiến hành như sau:
– Tổ chức, cá nhân khi có mong muốn được hoạt động khai thác thủy sản chuẩn bị bộ hồ sơ với các giấy tờ được nêu ở mục 2.1 của bài viết này. Sau khi chuẩn bị đầy đủ thì tiến hành nộp lên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
– Khi hồ sơ được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thì trong thời hạn tối đa là 6 ngày thì việc cấp mới Giấy phép khai thác thủy sản phải được hoàn thành; Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu cấp lại giấy phép thì thực hiện trong vòng 3 ngày làm việc. Thời gian để tính số ngày cấp giấy chứng nhận được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ. Cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
– Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc có sai sót ở nội dung nào mà cơ quan ra quyết định không cấp, không cấp lại thì có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản?
Thông thường những giấy phép nói chung được cơ quan có thẩm quyền cấp chỉ có một thời hạn sử dụng nhất định, trong đó bao gồm Giấy phép khai thác thủy sản. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 thì quy định Thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
– Trường hợp 1: Thời hạn sử dụng giấy phép không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp: Trường hợp này được áp dụng đối với giấy phép cấp lần đầu, cấp lại khi thuộc các trường hợp giấy phép hết hạn;
– Trường hợp 2: Thời hạn của giấy phép được cấp lại thuộc trường hợp quy định bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp. Trường hợp này do bị mất, hư hỏng; hoặc tiến hành thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy phép; cảng cá đăng ký.
4. Trường hợp tàu cá không có giấy phép khai thác thủy sản thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về Giấy phép khai thác thủy sản, cụ thể: Cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng
+ Nếu hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 m đến dưới 12 m thực hiện việc khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam nhưng lại không được cấp giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản được cơ quan có thẩm quyền cấp đã hết hạn sử dụng;
+ Đối với trường hợp sử dụng tàu cá để khai thác có chiều dài lớn nhất dưới 15 m nhưng trong giấy phép khai thác thủy sản không ghi đúng thông tin về nghề;
– Cá nhân, tổ chức có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng khi có một trong các hành vi dưới đây:
+ Trong quá trình khai thác thủy sản việc sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 m đến dưới 15 m trong vùng biển Việt Nam mà không có sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền để khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
+ Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên được đưa vào trong quá trình sử dụng khai thác thủy sản Tuy nhiên giấy phép khai thác thủy sản này lại không ghi đúng ngành nghề được cấp phép;
– Mức phạt tiền cao nhất khi hành vi vi phạm có sự tái phạm thì mức phạt từ 50 triệu đến năm 70 triệu đồng:
+ Hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 m đến dưới 15 m để thực hiện khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam nhưng quá trình khai thác này không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm;
+ Đối với việc sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất 15 m trở lên khai thác thủy sản nhưng thông tin được ghi trong giấy phép khai thác thủy sản trong trường hợp tái phạm ghi không đúng ngành nghề mà cơ quan đã cấp phép;
– Cá nhân, tổ chức ngoài việc bị áp dụng mức xử phạt hành chính tối đa là 70 triệu đồng thì còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:
+ Tiến hành thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm đã nêu trên;
+ Trong quá trình khai thác trái phép, ngư cụ được các cá nhân, tổ chức sử dụng cũng sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu lại đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài dưới 15 mét khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong giấy phép khai thác thủy sản;hoặc một số hành vi vi phạm khác được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều 23 Nghị định 42/2019/NĐ-CP;
+ Thậm chí các cá nhân, tổ chức còn bị tước quyền sử dụng văn bản chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá. Thời gian bị tước bằng có thể từ 6 tháng đến 12 tháng tùy thuộc vào hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 của Điều Điều 23 Nghị định 42/2019/NĐ-CP.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Thủy sản 2017;
– Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
– Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.