Sở hữ toàn dân về tài sản là chế định được pháp luật nước ta ghi nhận khá sớm và trong nhiêu văn bản khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người vẫn thắc mắc về vấn đề này. Dưới đây là giải đáp về vấn đề: Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Mục lục bài viết
1. Hiểu như thế nào về chế định sở hữu toàn dân về tài sản?
Kể từ khi Hiến pháp năm 1980 ra đời xuất hiện khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai tại Điều 19. Khái niệm này trực tiếp được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 và các đạo
Thứ nhất, sở hữu toàn dân xác lập trên thể chế chính trị đảng cộng sản cầm quyền, thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân do đảng cộng sản giữ vai trò lãnh đạo xã hội.
Thứ hai, sở hữu toàn dân về tài sản là biểu hiện của sự tập trung sâu sắc nhất của nguyên lý công hữu hóa tư liệu sản xuất của xã hội đặc biệt là đất đai – tư liệu sản xuất chủ yếu nhất.
Thứ ba, sở hữu toàn dân về tài sản là hình thức sở hữu và chủ sở hữu là cộng đồng toàn dân, chứ không phải là một cá nhân hoặc con người cụ thể. Nhà nước là một tổ chức chính trị quyền lực do nhân dân thiết lập nên đại diện cho ý chí và nguyện vọng cũng như lợi ích của toàn thể dân tộc và được toàn thể nhân dân trao quyền thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về tài sản thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.
2. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản:
Bước 1: Các chủ thể bao gồm tổ chức và cá nhân có quyền tài sản sẽ chuyển giao quyền tài sản của mình và lập đề nghị chuyển giao quyền sở hữu về tài sản đó thuộc sở hữu hợp pháp của mình cho chủ thể là Nhà nước để nhà nước gửi cho các đơn vị chủ trì quản lý chuyển giao tài sản theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Các đơn vị chủ trì có thẩm quyền quản lý tài sản sẽ chuyển giao căn cứ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành cũng như theo nghị định hướng dẫn của các văn bản chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực tài sản thuộc sở hữu toàn dân sẽ chịu trách nhiệm xác định tính chính xác và phù hợp của việc tiếp nhận tài sản chuyển giao của các chủ thể có quyền. Trường hợp nhận thấy rằng việc tiếp nhận tài sản chuyển giao của các chủ thể có yêu cầu là phù hợp với các quy định của pháp luật thì trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, thôi hạn này được tính kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tài sản thì các đơn vị chủ trì quản lý tài sản sở hữu toàn dân sẽ có trách nhiệm tiến hành lập hồ sơ đầy đủ và gửi cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý cấp trên để các cơ quan quản lý cấp trên trình lên cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định việc xác lập tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Còn đối với trường hợp mà việc chuyển giao tài sản nhận thấy rằng hành vi này không phù hợp với quy định của pháp luật thì các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền sẽ đề nghị từ chối tiếp nhận tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Bước 3: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, thời hạn này được tính kể từ ngày mà các chủ thể có thẩm quyền nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì khi đó cơ quan và người có thẩm quyền trong cơ quan ban hành ra quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản của các chủ thể có quyền lợi. Sau đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Phòng Tài chính và kế hoạch có trách nhiệm lập ra tờ trình kèm theo một bộ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật gửi đến chủ thể đó là Ủy ban nhân dân huyện để Ủy ban nhân dân huyện gửi lên Sở Tài chính, sau khi nhận được hồ sơ thì Sở Tài chính sẽ trình chủ tịch vì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền do Hội đồng nhân dân tỉnh phân cấp phê duyệt để các chủ thể này quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản.
Thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật hiện nay là trong thời hạn 07 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và xét thấy hợp lệ, cơ quan và những người có thẩm quyền ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản như đã phân tích bên trên. Đồng thời cần lưu ý về thành phần hồ sơ khi nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ bản bao gồm:
– Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định pháp luật;
– Bảng kê chủng loại, số lượng cũng như khối lượng, giá trị và hiện trạng của tài sản;
– Hợp đồng tặng cho tài sản trong trường hợp chuyển giao dưới hình thức tặng cho và theo quy định của pháp luật phải lập thành hợp đồng;
– Các hồ sơ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản chuyển giao và hình thức chuyển giao nếu có.
3. Chủ thể có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản:
Thứ nhất, Bộ trưởng Bộ tài chính có thẩm quyền ra quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
– Tài sản được đem xác lập sở hữu toàn dân do tổ chức hoặc cá nhân chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp của họ cho nhà nước nhưng không xác định cụ thể được các chủ thể tiếp nhận tài sản để sử dụng;
– Tài sản do các chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân chuyển giao cho nhà nước sở hữu thuộc loại hình là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc các tài sản khác không phải là bất động sản hoạt động sản đăng ký quyền sở hữu chung có giá trị từ 500 triệu đồng Việt Nam trở lên được tính trên một đơn vị tài sản chuyển giao.
Thứ hai, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền ra quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với các loại tài sản đặc biệt, đó là các loại tài sản được chuyên dùng vào lĩnh vực quốc phòng an ninh vụ cho mục đích bảo vệ quốc gia dân tộc do các chủ thể là tổ chức cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đồng thời thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng còn có thẩm quyền phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản cho các chủ thể khác.
Thứ ba, Bộ trưởng Bộ công an có thẩm quyền ra các quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với các tài sản đặc biệt đó là các tài sản chuyên dùng phục vụ trong lĩnh vực an ninh quốc gia, thuộc thẩm quyền quản lý của bộ công an do các tổ chức hoặc cá nhân chuyển giao cho nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đồng thời thì Bộ trưởng Bộ công an cũng có thẩm quyền phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản cho các chủ thể khác.
Thứ tư, Bộ trưởng Bộ nội vụ có thẩm quyền ra các quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản trong các trường hợp đó là tài sản đặc biệt, các tài sản đó chuyên dùng và phục vụ vào các mục đích xã hội hoặc các tài sản thuộc quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ nội vụ quản lý này đưa ra quyết định giải thể.
Thứ năm, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan trung ương có thẩm quyền ra các quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
– Đó là các loại tài sản do các chủ thể là tổ chức cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Việt Nam dân chủ cộng hòa thuộc phạm vi quản lý của các Bộ và Cơ quan ngang bộ trung ương;
– Các loại tài sản do các chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân chuyển giao cho nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo loại hình hợp đồng dự án đối tác công tư đối với các trường hợp mà cơ quan ký hợp đồng dự án trung ương quản lý và khi chuyển giao đó thì có sự thống nhất ý kiến của bộ tài chính.
Thứ sáu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc những chủ thể có thẩm quyền do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý có thẩm quyền ra quyết định xác lập chế độ hữu toàn dân đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
– Tài sản bị vùi lấp hoặc chôn dấu hoặc bất động sản vô chủ theo quy định của pháp luật, tài sản được đưa ra để chia thừa kế nhưng không có người thừa kế theo quy định của pháp luật là đó thuộc loại bất động sản, tài sản bị đánh rơi bỏ quên thuộc loại di tích lịch sử văn hóa;
– Tài sản do các chủ thể là tổ chức cá nhân chuyển giao cho nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thuộc phạm vi quản lý của địa phương hoặc khu vực nhất định;
– Tài sản do các chủ thể là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành chuyển giao không bồi hoàn và không có tính đền bù cho nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo như đúng cam kết khi hết thời hạn doanh nghiệp này bắt đầu;
– Tài sản do các quỹ xã hội hoặc tài sản do các quỹ từ thiện này được Chủ tịch vì Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định giải thể hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định giải thể theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thứ bảy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền ra quyết định xác lập quyền sở hữu tài sản theo chế độ sở hữu toàn dân đối với những tài sản bị đánh rơi hoặc bị bỏ quên vật đó là trường hợp di sản không có người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế của bộ luật dân sự.
Thứ tám, cuối cùng là Cục trưởng Cục hải quan chắc có thẩm quyền ra quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản đối với các loại hàng hóa thuộc chế độ tồn động theo quyết định của Cơ quan Hải quan.
4. Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản:
Khi xác lập chế độ sở hữu toàn dân về tài sản thì cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, quá trình xác lập phải được lập thành văn bản và theo đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật đồng thời phải đảm bảo quyền lợi của nhà nước cũng như tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.
Thứ hai, việc quản lý đối với các loại tài sản này được xác lập trên cơ sở toàn dân ta thực hiện một cách thống nhất cũng như có sự phân công và phân cấp một cách rõ ràng theo thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan ban ngành.
Thứ ba, được xác định giá trị cũng như xử lý tài sản này được xác lập trên cơ sở hữu toàn dân theo đúng cơ chế thị trường.
Thứ tư, được xác lập và sử lý tài sản thuộc chế độ này không được thực hiện một cách công khai và minh bạch đồng thời mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời để thể hiện tính nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định 29/2018/NĐ-CP về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; xử lý với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.