Viên chức ngạch giáo viên là gì? Mã ngạch viên chức theo quy định của pháp luật? Thủ tục tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên?
Viên chức là những người có hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, thường thấy ở đây là các trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu… thuộc sự quản lý của nhà nước, như vậy các đối tượng công chức có thể kể đến như là các giảng viên trong các trường đại học công lập, giáo viên trường mầm non, tiểu học, các y tá, bác sĩ trong các bệnh viện công lập… Chế độ lương của viên chức là chế độ tiền lương do nhà nước chi trả và được tính theo ngạch bậc. Tuy nhiên cụ thể ngạch viên chức là gì và quy định của pháp luật về trình tự thủ tục tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên xác định như thế nào không phải là điều ai cũng nắm rõ được, chính vì thế, Luật Dương Gia gửi đến bạn bài viết: Trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên mới nhất hiện nay như sau:
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ GD&ĐT quy định nội dung hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
1. Viên chức ngạch giáo viên là gì?
1.1. Ngạch viên chức là gì?
Ngạch viên chức là sự phân chia viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp của họ. Các chuyên ngành viên chức có thể kể đến một và ngành như y tế, giáo dục, giải trí, khí tượng,.. các nhân viên trong cơ quan nhà nước khác
Ngạch viên chức được quy định thành các mã ngạch, và người ta căn cứ vào đó để làm căn cứ xây dựng, quản lý đội ngũ viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước, cũng như để tính lương cho các đối tượng này.
Ở từng ngành nghề, viên chức sẽ được chia thành những ngạch khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ chia thành các bảng, đối với viên chức mã ngạch sẽ được chia thành 05 bảng, cụ thể như sau:
– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp.
– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính.
– Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên.
– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự.
– Ngạch nhân viên.
Thông thường khi viên chức muốn được chuyển ngạch khi có đủ điều kiện thì có thể chuyển loại ngạch hoặc thi lên ngạch. Để có thể lên ngạch, viên chức cần phải đáp ứng được những điều kiện cụ thể của từng ngạch về cấp bậc, ngành học, trình độ,…
1.2. Viên chức ngạch giáo viên là gì?
Viên chức ngạch giáo viên là viên chức của ngạch giáo dục co trình độ chuyên môn và cấp bậc phù hợp. Viên chức ngạch giáo viên có quy định về mã ngạch viên chức của từng bậc giáo dục như: mầm non công lập, tiểu học công lập, trung học công lập, trung học phổ thông công lập,..
2. Mã ngạch viên chức theo quy định của pháp luật.
Để dễ dàng nhận biết cũng như để thuận tiện hơn trong việc tính lương thưởng cũng như các chế độ khác của viên chức, mỗi ngành nghề đều có quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức. Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ chuyên ngành ban hành thông tư liên tịch quy định về mã ngạch của viên chức, cụ thể từng loại mã ngạch viên chức giáo viên mới nhất hiện nay được quy định như sau:
2.1.Mã ngạch viên chức là giáo viên mầm non giảng dạy tại trường mầm non công lập
Giáo viên mầm non công tác trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập như là ở các nhà trẻ, nhóm trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập… Mã ngạch chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập cụ thể như sau:
+ Giáo viên mầm non hạng II: Mã ngạch: V.07.02.04
+ Giáo viên mầm non hạng III: Mã ngạch: V.07.02.05
+ Giáo viên mầm non hạng IV: Mã ngạch: V.07.02.06
2.2. Mã ngạch các viên chức là giáo viên tại các trường tiểu học công lập
Giáo viên là viên chức công tác tại các trường tiểu học công lập có mã ngạch được quy định trong Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV cụ thể như sau:
+Giáo viên tiểu học hạng II – Mã ngạch: V.07.03.07
+Giáo viên tiểu học hạng III – Mã ngạch: V.07.03.08
+Giáo viên tiểu học hạng IV – Mã ngạch: V.07.03.09
2.3. Mã ngạch các viên chức là giáo viên tại các trường trung học cơ sở công lập
Giáo viên là viên chức công tác tại các trường trung học cơ sở công lập có mã ngạch được quy định tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV cụ thể như sau:
+ Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã ngạch: V.07.04.10
+ Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã ngạch: V.07.04.11
+ Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã ngạch: V.07.04.12
2.4. Mã ngạch các viên chức là giáo viên tại các trường trung học phổ thông công lập
Giáo viên là viên chức công tác tại các trường trung học phổ thông công lập có mã ngạch được quy định tại Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, cụ thể như sau:
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã ngạch: V.07.05.13
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã ngạch: V.07.05.14
+ Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã ngạch: V.07.05.15
2.5. Mã ngạch viên chức là giảng viên giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập
Mã ngạch của các viên chức làm công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học công lập được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:
+Giảng viên cao cấp (hạng I): Mã ngạch: V.07.01.01
+Giảng viên chính (hạng II): Mã ngạch: V.07.01.02
+Giảng viên (hạng III): Mã ngạch: V.07.01.03
2.6. Mã ngạch viên chức là giáo viên các trường dự bị đại học công lập
Mã ngạch của các giáo viên công tác trong các trường dự bị đại học được quy định cụ thể như sau:
+Giáo viên dự bị đại học hạng I: Mã ngạch: V.07.07.17
+Giáo viên dự bị đại học hạng II: Mã ngạch: V.07.07.18
+Giáo viên dự bị đại học hạng III: Mã ngạch: V.07.07.19
2.7. Mã ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp công lập
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể là các trường cao đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề công lập trên phạm vi nhà nước. Mã ngạch các viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cụ thể như sau:
– Mã ngạch viên chức là giảng viên giáo dục nghề nghiệp:
+ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) – Mã ngạch: V.09.02.01
+ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) – Mã ngạch: V.09.02.02
+ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) – Mã ngạch: V.09.02.03
+ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) – Mã ngạch: V.09.02.04
– Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp:
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I – Mã ngạch: V.09.02.05
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II – Mã ngạch: V.09.02.06
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp mảng lý thuyết hạng III – Mã ngạch: V.09.02.07
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp mảng thực hành hạng III – Mã ngạch: V.09.02.08
+ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV – Mã ngạch: V.09.02.09
2.8. Về các ngạch viên chức công tác trong ngành giáo dục:
Hiện nay, ngạch của viên chức công tác trong ngành giáo dục được được chia thành 05 ngạch, bao gồm
– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp.
–Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính:
–Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên:
–Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự:
–Ngạch nhân viên:
3. Thủ tục tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên
Trình tự thực hiện:
-Bước 1: Thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển tại hội đồng tuyển dụng (Sở GD&ĐT).
-Bước 2: Hội đồng tuyển dụng kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
-Bước 3: Hội đồng tuyển dụng tổng hợp hồ sơ và lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển.
-Bước 4: Hội đồng tuyển dụng tổ chức phỏng vấn, quyết định thí sinh trúng tuyển thông qua điểm học tập và điểm phỏng vấn của từng môn theo chỉ tiêu.
-Bước 5: Công bố kết quả trúng tuyển .
-Bước 6: Phân công thí sinh trúng tuyển về các đơn vị trực thuộc và phòng GD&ĐT các huyện, thị xã.
-Bước 7: Thí sinh nhận quyết định phân công và về trình diện đơn vị công tác.
Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đăng ký tuyển dụng công chức, viên chức hoặc công chức dự bị (Mẫu 1).
+ Sơ yếu lý lịch.
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm toàn khóa học chuyên môn, nghiệp vụ có chứng thực, sao y hoặc cung cấp bản gốc đối chiếu.
+ Bản sao giấy khai sinh.
+ Giấy khám sức khỏe theo đúng quy định.
+ Giấy tờ ưu tiên (nếu có).
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hồ sơ tuyển dụng và nhận kết quả trúng tuyển (quyết định phân công) tại Hội đồng tuyển dụng.
Thời hạn giải quyết:
Thời gian nhận hồ sơ là 20 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.
Cơ quan thực hiện thủ tục:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
– Cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền tuyển dụng giáo viên: Hội đồng tuyển dụng viên chức ngành GD&ĐT.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.
– Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có các văn bằng, chứng chỉ đào tạo theo tiêu chuẩn của ngạch viên chức tuyển dụng;
– Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam. Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi.
– Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ;
– Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Như vậy, để được lên ngạch viên chức cần phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của mỗi ngạch và có thể lên ngạch bằng hình thức thi lên ngạch. Ngoài các tiêu chuẩn chung như: giáo viên, giảng viên phải nắm vững các đường lối của nhà nước về công tác giáo dục, thực hiện đúng các chương trình giảng dạy, luôn phải có ý thức trau dồi đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất nhà giáo, đối với học sinh phải hành xử gương mẫu, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đối với đồng nghiệp phải đoàn kết, giúp đỡ, có kỹ năng cùng nhau phối hợp khi được giao nhiệm vụ… thì còn có những yêu cầu riêng đối với từng ngạch. Yêu cầu này có thể là về bằng cấp, kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, và được quy định cụ thể cho từng ngạch chức danh giáo viên khác nhau.