Trích đo địa chỉnh thửa đất là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đo đạc để lấy thông tin thửa đất. Vậy, trình tự thủ tục trích đo địa chính thửa đất mới nhất được thực hiện gồm các bước nào? Việc trích đo địa chính thửa đất được thực hiện với nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Trích đo địa chính là gì?
Hiện nay, với cách hiểu thông thường thì trích đo địa chính được sử dụng để lấy thông tin cơ bản về thửa đất nhất định. Nội dung này được nêu rõ tại khoản 5 và khoản 6 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau:
Trích đo địa chính thửa đất là việc tiến hành đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất. Thủ tục này được sử dụng khi những địa phương chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.
Mảnh trích đo địa chính được hiểu là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo địa chính thửa đất”.
Theo đó, tên gọi mảnh trích đo địa chính được thể hiện bởi nội dung sau:
– Tên gọi của mảnh trích đo địa chính phải chứa thông tin:
+ Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thực hiện trích đo địa chính;
+ Thông tin về hệ tọa độ thực hiện trích đo (VN-2000 – là hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia hiện hành của Việt Nam được thống nhất áp dụng trong cả nước theo Quyết định 83/2000/QĐ-TTg; và hệ tọa độ tự do);
+ Địa điểm để tiến hành trích đo như thông tin về số nhà, thôn, xóm…;
+ Số liệu của mảnh trích đo địa chính.
– Số hiệu của mảnh trích đo địa chính được thể hiện với nội dung sau:
+ Số thứ tự mảnh ( số thứ tự được đánh bằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hết trong một năm thuộc phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã);
+ Thời gian thực hiện trích đo địa chính thửa đất cũng được nêu đầy đủ.
2. Trình tự, thủ tục trích đo địa chính thửa đất:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu trích đo địa chính thửa đất cần chuẩn bị bộ hồ sơ hợp lệ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ, nghỉ).
– Hồ sơ để làm thủ tục này cần giấy tờ sau:
+ Chuẩn bị 01 đơn xin xác nhận việc trích đo hoặc tách thửa, hợp thửa. Trong mẫu đơn nêu rõ lý do yêu cầu trích đo địa chính thửa đất ví dụ để đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Cần có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp (Văn bản này có thể là bản sao có chứng thực);
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Công chức thuộc Bộ phận phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ theo quy định, nếu:
+ Nhận thấy hồ sơ đã tiếp nhận đảm bảo giấy tờ cần thiết, đã hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, viết phiếu hẹn ngày trả kết quả cho công dân đồng thời viết phiếu chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất ngay trong ngày.
+ Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì có trách nhiệm hướng dẫn để công dân bổ sung hoàn chỉnh theo quy định hoặc trả lại hồ sơ và giải thích cho người dân được rõ lý do.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Sau khi Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa thửa đất, xét thấy:
Hồ sơ không đủ điều kiện thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do kèm theo hồ sơ chuyển lại cho cá nhân đã làm hồ sơ yêu cầu xin trích đo địa chính;
Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì bản dự thảo hợp đồng, đo, lập trích lục được chuyển đến Phòng tài nguyên và Môi trường trình lên Chủ tịch UBND huyện phê duyệt; Sau khi có sự chấp thuận của Chủ tịch UBND huyện thì chuyển lại cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Văn phòng Đăng ký đất đai có trách nhiệm cập nhật vào sổ sách và chuyển kết quả về cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Bước 4: Trả kết quả
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tính thu phí, lệ phí, viết biên lai thu nộp cho công dân và trao kết quả cho tổ chức, công dân theo lịch hẹn khi công dân xuất trình phiếu hẹn.
3. Bản trích đo địa chính có được coi là giấy tờ về quyền sử dụng đất?
Theo quy định của pháp luật, đất đai để được Nhà nước ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) thì cần đảm bảo những điều kiện nhất định. Theo đó, có hai trường hợp cá nhân, tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện theo quy định bao gồm trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Căn cứ tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và khái niệm mảnh trích đo địa chính như trên có thể thấy bản trích đo địa chính không được coi là một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18
Các giấy tờ mà hộ gia đình, cá nhân cần phải cung cấp để được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng thuộc một trong các loại giấy tờ như sau: Giấy tờ hợp pháp về tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;…
Tóm lại, cá nhân, hộ gia đình để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ phải căn cứ vào những điều kiện được cấp sổ mà pháp luật đã quy định. Bản trích đo địa chính không được coi là giấy tờ về quyền sử dụng đất nên sử dụng bản trích đo địa chính không phải là cơ sở, điều kiện để được cấp Sổ đỏ.
4. Quy định thực hiện trích đo địa chính thửa đất:
Căn cứ Điều 18 Thông tư 25/2014/TT-BTC, trích đo địa chính thửa đất được thực hiện theo quy định như sau:
– Hiện nay, tỷ lệ được sử dụng thực hiện việc trích đo địa chính bao gồm các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000. Qúa trình xác định tỷ lệ trích đo địa chính thửa đất phải được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2014/TT-BTC. Cá nhân, tổ chức có thể được lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn một bậc so với quy định cho phù hợp với quy mô diện tích thửa đất;
– Trích đo địa chính được thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000; trường hợp tách đo địa chính cho hộ gia đình, cá nhân thì thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 hoặc hệ tọa độ tự do;
– Tiến hành trích đo địa chính thửa đất để hỗ trợ cho việc cấp sổ phải đồng thời lập nên phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định;
– Thông thường mảnh trích đo địa chính được thể hiện ở dưới dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật;
Quy định về khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính phải tuân thủ theo mẫu tại điểm 3 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTC. Đối với trường hợp trích đo địa chính phục vụ đăng ký đất đai, cấp sổ đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 4 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTC;
– Việc thực hiện trích đo và trình bày, chỉnh lý thửa đất trong mảnh trích đo thực hiện như đối với đối tượng là thửa đất trên bản đồ địa chính quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTC. Trong trường hợp khi thực hiện việc trích đo địa chính từ hai thửa đất trở lên trong cùng một thời điểm mà có thể thể hiện trong phạm vi của cùng một mảnh trích đo địa chính thì phải thể hiện trong một mảnh, trích đo đó;
– Có thể sử nhiều những phần mềm, ứng dụng khác nhau để lập Mảnh trích đo địa chính dạng số. Tuy nhiên, những tập tin sản phẩm hoàn thành phải được chuyển về khuôn dạng file *.dgn. Đối với việc trích đo trích đo địa chính trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 phải ghi đầy đủ các thông tin về mô tả dữ liệu. Thông tin này được lập nên theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo từng mảnh trích đo địa chính;
– Khi xin cấp mảnh trích đo địa chính dạng giấy thì khi giao mảnh trích đo này sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền in trên khổ giấy từ A4 đến A0 tùy theo quy mô diện tích thửa đất trích đo và tỷ lệ trích đo để thể hiện được trọn vẹn thửa đất trích đo và đủ vị trí để trình bày khung theo quy định;
Yêu cầu về giấy in: Loại giấy được sử dụng phải có định lượng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ, chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
–