Trong một số trường hợp, sau khi đã trúng đấu giá, người trúng đấu giá quyền sử dụng đất có nhu cầu chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất đó cho người khác. Vậy trình tự và thủ tục sang tên đất trúng đấu giá được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trình tự, thủ tục sang tên đất trúng đấu giá như thế nào?
Đấu giá tài sản là một trong những hình thức bán tài sản được pháp luật cho phép thực hiện. Hoạt động đấu giá tài sản phải tuân thủ theo trình tự pháp luật. Đấu giá tài sản được xem là hình thức bán tài sản có nhiều người tham gia, thông thường sẽ là từ 02 người trở lên tham gia hoạt động đấu giá theo nguyên tắc và thủ tục được quy định tại Luật đấu giá tài sản năm 2016 hiện nay, trừ những trường hợp được quy định Điều 49 của Luật đấu giá tài sản năm 2016. Có thể nói, việc đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất là việc mua bán hoặc chuyển đất đai, mua bán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hình thức đấu giá công khai. Quá trình thực hiện hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất phải được thực hiện công khai, quá trình này phải do các cơ quan và tổ chức có chức năng đấu giá tài sản tiến hành theo quy định của pháp luật, tiến hành đúng thẩm quyền theo chức năng và nhiệm vụ của mình. Thông thường thì người trả giá cao nhất sẽ được nhận quyền sử dụng đất từ phiên đấu giá đó, hay còn được gọi là người trúng đấu giá. Kết quả của việc đấu giá sẽ được xem làm căn cứ thay đổi về người có quyền sử dụng đất và đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động công nhận quyền sử dụng đất thông qua phiên đấu giá, người trúng đấu giá phải tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai, hay còn gọi là thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật tại Điều 95 của Đất đất đai năm 2013. Căn cứ theo quy định tại Điều 84 của
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị sang tên đất trúng đấu giá theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục sang tên bất động sản trúng đấu giá sẽ bao gồm những loại giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản gốc của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho thửa đất được đem đi đấu giá, trường hợp không thu hồi được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp khi thực hiện theo quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực trên thực tế, hoặc thực hiện thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của tòa án và cơ quan thi hành án;
– Văn bản thể hiện kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo yêu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản hợp pháp hoặc theo yêu cầu của tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án;
– Giấy tờ tùy thân của người trúng đấu giá, tức là chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn …
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ hợp lệ thì sẽ nộp hồ sơ trúng đấu giá quyền sử dụng đất đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này là văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Sau đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện các công việc cần thiết nếu xét thấy hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành hoạt động trích đo địa chính đối với thửa đất trong trường hợp chưa có bản đồ địa chính tại vị trí thửa đất đấu giá hoặc chưa thực hiện thủ tục trích đo địa chính thửa đất hoặc người trúng đấu giá chỉ nhận một phần thửa đất. Sau đó gửi thông tin về thửa đất sang cơ quan thuế có thẩm quyền để tính thuế và phí phải nộp đối với người trúng đấu giá. Người trúng đấu giá sẽ phải đóng thuế phí theo thông báo từ cơ quan thuế. Văn phòng đăng ký đất đai tiếp tục xác nhận thông tin vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và trình lên cấp có thẩm quyền để làm mới giấy chứng nhận theo yêu cầu của người trúng đấu giá. Đồng thời văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện thủ tục cập nhật và chỉnh lý biến động thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.
Bước 4: Nhận kết quả. Người trúng đấu giá nhận kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được ghi tên của mình sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Những khoản chi phí phải nộp khi sang tên đất trúng đấu giá:
Trước hết, pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về thời gian thực hiện thủ tục sang tên đất trúng đấu giá. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 61 của Thông tư số
Căn cứ theo Điều 13 của Thông tư liên tịch số
– Số tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phương thức và địa điểm nộp nghĩa vụ tài chính, thời gian phải ghé vụ tài chính theo kết quả trúng đấu giá đã được cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân công nhận;
– Tên và địa chỉ, số tài khoản của kho bạc nhà nước để nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
– Thời hạn yêu cầu nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
– Thời hạn chuyển giao chứng từ đã nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất cho cơ quan tài nguyên và môi trường.
Bên cạnh đó, người trúng đấu giá quyền sử dụng đất sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất vào kho bạc nhà nước và các loại chứng từ có liên quan cho cơ quan tài nguyên và môi trường để tiếp tục thực hiện thủ tục ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, khi có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất sẽ phải có trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất và kho bạc của nhà nước theo quy định của pháp luật. Đồng thời người trúng đấu giá quyền sử dụng đất cũng cần phải chuyển đầy đủ chứng từ đã nộp tiền cho cơ quan tài nguyên và môi trường để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Đối tượng nào chịu trách nhiệm nộp hồ sơ sang tên đất trúng đấu giá?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì người phải chịu trách nhiệm phải nộp hồ sơ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi trúng đấu giá được ghi nhận như sau:
– Người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ phải nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp nhận quyền sử dụng đất theo kết quả giải quyết tranh chấp, kết quả giải quyết khiếu nại và tố cáo về đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong quá trình xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo thỏa thuận của các bên, quyết định hoặc bản án của cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân hoặc quyết định của cơ quan thi hành án đã được thi hành trên thực tế, kết quả của quá trình trúng đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, chia tách hộ gia đình là nhóm người sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức đã thực hiện việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ nộp hồ sơ thay cho người nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đối với trường hợp xử lý hợp đồng thế chấp và góp vốn bằng quyền sử dụng đất không theo thỏa thuận, cái biên bản đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để thực hiện quá trình thi hành án theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, người chịu trách nhiệm nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ đối với trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm những đối tượng sau:
– Người nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo kết quả đấu giá;
– Tổ chức đã thực hiện việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay người nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó để thi hành án theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Luật Đấu giá tài sản năm 2016;
–
– Thông tư số