Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể mới nhất? Muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cần làm những gì?
Hiện nay, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần kinh tế với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế ngày càng phát triển và quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ ngày càng phát triển, ngoài các nhãn hiệu quen thuộc như coca cola, omo, nike, adidas, bitis…thì khác với những nhãn hiệu thông thường còn có những nhãn hiệu mang tính tập thể của một nhóm tổ chức tập thể ví dụ ở Việt Nam có khá nhiều nhãn hiệu tập thể phổ biến như lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, rượu Tuy Lộc, Nem chua Thanh Hóa…giúp cho quá trình sản xuất phát triển trong thị trường trong nước và thị trường quốc tế nói chung. Như thế nào là nhãn hiệu tập thể chắc hẳn mọi người sẽ thắc mắc về câu hỏi này?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì khái niệm nhãn hiệu tập thể là những nhãn hiệu mang tính rộng rãi được dùng để phân biệt cho các sản phẩm dịch vụ cũng như các hàng hóa của các thành viên của một tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với các sản phẩm hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức đó có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu tập thể:
Khi các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký nhãn hiệu tập thể thì phải là những vật có thể nhìn thấy được ví dụ như là hình ảnh có thể nhìn thấy được, những từ ngữ có thể nhận dạng được hoặc có thể kết hợp các yếu tố đó, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và phải có dấu hiệu phân biệt được với các sản phẩm, hàng hóa của chủ sở hữu nhãn hiệu khác.
Ngoài ra, để tổ chức và tập thể được đăng ký nhãn hiệu tập thể phải được thành lập hợp pháp ví dụ như hiệp hội, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổng công ty, các công ty mẹ có các công ty con, tập đoàn… mới có quyền nộp đơn theo quy định và phải kèm các giấy tờ chứng minh về địa lý sản phẩm và hàng hóa đối với nhãn hiệu có chứa chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa của khu vực hoặc địa phương đó.
Tuy nhiên, không phải nhãn hiệu tập thể nào cũng được bảo hộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì các nhãn hiệu tập thể có các dấu hiệu sau đây sẽ không được bảo hộ như:
+ Các doanh nghiệp tổ chức khi đăng ký nhãn hiệu tập thể lại sử dụng những hình ảnh gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia khác thuộc trường hợp mà pháp luật không cho phép.
+ Các doanh nghiệp sử dụng các biểu tượng, lá cờ gây nhầm lẫn của cơ quan, tổ chức; các tên viết tắt và tên đầy đủ của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, chính trị, các tổ chức quốc tế nếu không được các tổ chức, cơ quan đó đồng ý và cho phép sử dụng để đăng ký nhãn hiệu tập thể.
+ Các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng những nhãn hiệu có mang dấu hiệu gây nhầm lẫn với các biểu tượng ví dụ như các loại dấu chứng nhận, các dấu bảo hành đã được cấp, các dấu kiểm tra của tổ chức quốc tế đã được cấp có thẩm quyền xác nhận mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này có đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
+ Các doanh nghiệp sử dụng các thông tin gây nhầm lẫn về nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa chất lượng sản phẩm và giá trị của các hàng hóa, dịch vụ hoặc công dụng hàng hóa, các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
2. Thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể:
Các tổ chức, cơ quan muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ như sau:
+ Các tổ chức điền vào tờ khai đăng ký nhãn hiệu tập thể theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Các chủ sở hữu nộp mẫu nhãn hiệu tập thể theo đúng yêu cầu về kích thước của cục sở hữu trí tuệ.
+ Các tổ chức phải nộp kèm các danh mục của các hàng hóa, dịch vụ có mang nhãn hiệu tập thể khi nộp hồ sơ.
+ Các tổ chức phải nộp theo
+ Văn bản chấp thuận của ủy ban nhân dân cấp tỉnh của cơ quan nhà nước nơi có nhãn hiệu tập thể có sử dụng tên các địa danh để chứa nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ.
+ Các tổ chức, nộp theo các quy chế, các điều lệ cho các thành viên để sử dụng nhãn hiệu như về điều kiện gia nhập, tiêu chuẩn của thành viên khi có yêu cầu gia nhập.
+ Danh sách của những người được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể và các biện pháp xử lý khi các thành viên vi phạm quy định của tập thể, tổ chức có nhãn hiệu.
+ Các tổ chức nộp các bản thuyết minh về giá trị, tính chất, của các sản phẩm có nhãn hiệu tập thể có chỉ dẫn, nguồn gốc địa lý cho sản phẩm đó.
+ Đối với nhãn hiệu tập thể có chỉ dẫn địa lý thì các tổ chức phải nộp thêm bản đồ xác định lãnh thổ.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì các tổ chức nộp cho cục sỏ trí tuệ. Sau khi nhận được đơn của các tổ chức, thì cục sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra xem đơn có đủ điều kiện và hợp lệ không? Nếu đơn của chủ sở hữu hợp lệ thì cục sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận đơn.
Nếu đơn của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể không hợp lệ thì cục sở hữu trí tuệ sẽ ra
Thông thường thì bên cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định trong thời gian từ 01 tháng khi chủ sở hữu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Theo quy định của pháp luật thì thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được xem xét trong khoảng từ 12 tháng đến 18 tháng khi cục sở hữu trí tuệ nhận
Sau đó, cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hình thức trong thời gian 01 tháng kể từ khi chủ sở hữu nộp đơn theo quy định.
Sau khi thẩm định về hình thức sau thì cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn hợp lệ kể từ khi chấp nhận đơn trong thời gian 02 tháng theo quy định.
Sau đó thì cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định nội dung nếu đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể của các tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì cục sở hữu trí tuệ sẽ ra
Cuối cùng thì cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho chủ sở hữu nhãn hiệu trong thời hạn 02 tháng đến 03 tháng kể từ khi các tổ chức nộp phí cấp văn bằng và nhận văn bằng bảo hộ đăng ký nhãn hiệu tập thể theo quy định.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì nhãn hiệu tập thể sẽ được bảo hộ trong thời hạn 10 năm khi được cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.
Khi các tổ chức đã đăng ký nhãn hiệu tập thể thì sau khi được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể có ý nghĩa rất lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp như là sự cạnh tranh trên thị trường lớn hơn, giá thành có thể cao hơn và có sự phát triển bền vững hơn cho các tổ chức, doanh nghiệp cùng kinh doanh trong lĩnh vực đó.