Trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận việc kết hôn ở nước ngoài tại Việt Nam. Thủ tục ghi chú đăng ký kết hôn. Hợp thức hoá việc kết hôn với người nước ngoài.
Trong những năm gần đây việc kết hôn với người nước ngoài càng trở nên phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Tóm tắt câu hỏi: Chào luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi có vấn đề pháp lý sau đây cần được luật sư tư vấn: Tôi và chồng tôi là công dân Đài Loan đã tiến hành kết hôn tại Đài Loan hiện nay về Việt Nam sinh sống và kinh doanh. Tôi nghe nói để cuộc hôn nhân của chúng tôi được pháp luật Việt Nam bảo hộ thì cần tiến hành thủ tục công nhận việc kết hôn của công dân đã được giải quyết tại nước ngoài. Mong luật sư tư vấn cho chúng tôi về thủ tục công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài ở nước ngoài. Tôi xin chân thành cảm ơn!
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
.Luật hôn nhân và gia đình năm 2014- Luật hộ tịch năm 2014.
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
- Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
Tư vấn trường hợp cụ thể:
NỘI DUNG TƯ VẤN:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện công nhận kết hôn với người nước ngoài
Theo điều 126 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:
Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Nếu trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.
Như vậy không phải mọi cuộc hôn nhân được pháp luật nước ngoài thừa nhận thì sẽ được pháp luật Việt Nam công nhân và bảo hộ. Để được công nhận việc kết hôn đã được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết thì hai bên nam, nữ phải thỏa mãn điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam. Điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam.
2. Thủ tục công nhận việc kết hôn ở nước ngoài tại Việt Nam
Thẩm quyền ghi chú kết hôn: Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc kết hôn – ghi chú kết hôn). Trường hợp công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện. Hoặc Cơ quan đại diện thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn của công dân Việt Nam cư trú tại nước tiếp nhận.
Trình tự giải quyết hồ sơ ghi vào sổ kết hôn được quy định tại Điều 10 Thông tư số 02/2015/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 126/2014/ NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp thẩm tra các giấy tờ trong hồ sơ. Nếu công dân Việt Nam cư trú trong nước tại thời điểm làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ cấp
Trong một số trường hợp yêu cầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Việc kết hôn không bảo đảm điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này;
- Sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, kết hôn, ghi vào sổ việc kết hôn;
- Ủy ban nhân dân cấp xã không xin ý kiến Sở Tư pháp trước khi cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này và công dân Việt Nam không đủ điều kiện kết hôn vào thời điểm yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được xác nhận không đúng.
Việc từ chối ghi vào sổ kết hôn phải được trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do. Yêu cầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từ chối nếu việc kết hôn không bảo đảm điều kiện như trên hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, kết hôn, ghi vào sổ việc kết hôn. Uỷ ban nhân dân cấp xã không xin ý kiến Sở Tư pháp trước khi cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân và công dân Việt Nam không đủ điều kiện kết hôn vào thời điểm yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được xác nhận không đúng.
Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn theo mẫu quy định;
b) Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.
Trong trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn phải do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này tại sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc kết hôn), ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con). Trường hợp công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện.
- Thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ việc kết hôn là 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần phải xác minh ở nước bạn hoặc trường hợp của bạn phức tạp thì thời hạn được kéo dài nhưng thời gian để giải quyết thêm không quá 05 ngày làm việc.Trong trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn thì Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.
- Sau khi ghi vào sổ việc kết hôn, Giám đốc Sở Tư pháp, người đứng đầu Cơ quan đại diện ký và cấp cho người yêu cầu giấy xác nhận ghi vào sổ việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo mẫu quy định.
Như vậy trong trường hợp trên nếu bạn và chồng đã kết hôn ở Đài Loan và giờ muốn công nhận kết hôn tại Việt Nam thì vợ chồng chị phải hoàn tất thủ tục ghi chú vào sổ đăng kí kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được pháp luật Việt Nam công nhận là vợ chồng hợp pháp. Anh chị sẽ được hưởng mọi quyền lợi cũng như phải thực hiện các nghĩa vụ giữa vợ chồng tuân theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.