Mẹ nhiễm HIV/AIDS có được quyền nuôi con? Khi ly hôn tôi có được quyền nuôi con 6 tháng tuổi? Có được yêu cầu hạn chế quyền nuôi con? Giành quyền nuôi con khi bị chồng đe dọa? Cần làm gì để có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và vợ tôi chung sống với nhau được 3 năm và có một em bé 21 tháng tuổi. Hiện tại thì chúng tôi đang muốn ly hôn và tôi muốn nuôi con tôi. Xin hỏi Luật sư có được không ạ?
Luật sư trả lời:
Theo quy định của pháp luật khi cha mẹ ly hôn hai bên có thể thỏa thuận về quyền nuôi, chăm sóc, giáo dục con cái theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Từ đấy có thể thấy được nếu như anh và vợ anh thảo thuận được với nhau về quyền nuôi con thì quyền nuôi con sẽ thuộc về anh nếu như anh thỏa thuận được với người vợ của mình
Trong trường hợp vợ anh không có công việc ổn định, thu nhập bấp bênh, điều kiện hoàn cảnh khó khăn, không có môi trường tốt để cho con anh phát triển trong môi trường tốt có một nền giáo dục tốt thì anh có thể căn cứ vào đó để yêu cầu tòa cho nuôi con hoặc nếu như người vợ của anh đồng ý với việc anh sẻ nuôi và chăm sóc con anh một cách tốt nhất.
Anh có thể chứng minh được rằng vợ anh không có đủ điều kiện nuôi con như:
– Thu nhập không ổn định
– Hạn chế năng lực hành vi dân sự
– Bị tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự
– Thiếu thốn điều kiện về vật chất để chăm sóc giáo dục con cái
– Không có điều kiện để giáo dục con cái, cho con cái một cuộc sống tốt nhất
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẹ nhiễm HIV/AIDS có được quyền nuôi con?
- 2 2. Khi ly hôn tôi có được quyền nuôi con 6 tháng tuổi?
- 3 3. Có được yêu cầu hạn chế quyền nuôi con?
- 4 4. Giành quyền nuôi con khi bị chồng đe dọa
- 5 5. Cần làm gì để có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn
- 6 6. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con
- 7 7. Điều kiện kinh tế để giành được quyền nuôi con
- 8 8. Tranh chấp quyền nuôi con sau thời gian ly thân
1. Mẹ nhiễm HIV/AIDS có được quyền nuôi con?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên là Lộc. Năm 2012 tôi có làm đám cưới với cô Ngọc Đức tại nhà cô Đức ở An Giang, sau khi ly dị với bà vợ trước tên Bích năm 2011 tại Đồng Nai. Với bà Bích tôi có một đứa con trai tên Long. Long được sanh ra ở Bệnh viện Biên Hòa ngày 01/10/2008, và khi xét nhiệm máu không có vấn đề gì.
Cô Ngọc Đức có ba đứa con và hai đời chồng. Đứa con đầu là con của người Đài Loan được sanh năm 2006 tại bệnh viện Từ Dũ TPHCM. Hai đứa con trai sau là con của ông Phương thầy bùa, được sanh năm 2010 ở Bệnh viện tư nhân ở Bà Rịa, vũng Tàu và đứa thứ hai thì lại sanh năm 2011 ở Trạm xá ở Xã Long giang, huyện chợ Mới, An Giang.
Năm 2006 lúc sanh bé Trân năm ở Bệnh viện Từ Dũ Họ đã khám phá ra là Cô Đức và bé Trân bị nhiễm HIV-AIDS. Sau đó trong vòng một năm cô Đức và Bà Già đã đưa bé Trân lên Bênh viện Nhi Đồng 1, phòng điều trị HIV tại TP HCM để lấy thuốc và điều trị. Tuy nhiên khi mà bản thân biết được mình bị HIV nhưng cô Ngọc Đức không nói cho tôi, cô ta đã phá thai với tôi 3 lần, tới lần thứ 4 tôi k cho phá thì cô ta đi tìm tất cả các trạm xá để sinh vì sợ tôi phát hiện. Chẳng may bệnh viện gọi cho tôi và cho cháu bé sau sinh uống thuốc nên tôi mới biết.
Với mong muốn chiếm được số tài sản để trả nợ của hai mẹ con cô ta khi tôi mắc bệnh nên cô ta và mẹ cô ta đã giấu tôi. Nay tôi muốn ly hôn nhưng cô ta đòi nuôi đứa bé Hương mới sinh. Cô ta không có đủ điều kiện để nuôi con, không có thu nhập và còn 3 đứa nhỏ ở quê. Tôi thì Thu nhập ổn định hàng tháng. Về Tài sản riêng, thì tôi sống trên căn nhà và QSDĐ 2 công đất ở Phước An, Nhơn Trạch và sở hữu QSDĐ của 975m2 tại Hóc Môn, TPHCM đang trong thời kỳ chờ bán. Luật sư tư vấn cho tôi để dành quyền nuôi bé Hương.
Luật sư tư vấn:
Điều 81 Luật đất đai năm 2013 có quy định cụ thể về vấn đề trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Bạn không nói rõ Bé Hương mới sinh cụ thể là được bao tháng tuổi, nhưng theo quan điểm cá nhân tôi xin đưa ra ý kiến của mình như sau:
Đồng thời Khoản 7, điều 6 Luật Phòng chống HIV/AIDS quy định chính sách của nhà nước:
“Hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế và bệnh nhân AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.”
Vì vậy, không thể vì lý do người mẹ nhiễm HIV/AIDS mà bị ngăn cản quyền nuôi con. Tuy nhiên, theo những gì anh nêu ra:
Người mẹ biết bị nhiễm HIV/AIDS mà không nói ra , không thực hiện nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS theo quy định tại khoản 2, điều 4, Luật phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS
” Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết”
Đồng thời đã 3 lần phá thai; đến lần thứ 4 thì tìm đến tất cả các trạm xá để sinh vì bị phát hiện. Hành vi đánh giá thấp tình mẫu tử, không có trách nhiệm trong việc sinh con. Hơn nữa, thực tế người mẹ lại không có thu nhập và còn 3 đứa nhỏ ở quên. Nên xét theo điều kiện vật chất, đảm bảo quyền lợi về tinh thần, sức khỏe thì khả năng được nuôi con phần nhiều thuộc về anh.
2. Khi ly hôn tôi có được quyền nuôi con 6 tháng tuổi?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần luật sư tư vấn là tôi muốn ly hôn chồng tôi vì anh ấy rất nghe lời mẹ anh ấy và luôn không quan tâm đến tôi, người nào biết phận người ấy, tình trạng này cũng diễn ra một khoảng thời gian lâu rồi, hiện tại chúng tôi đang ly thân, tôi có 1 con cháu được 6 tháng tuổi. Hỏi nếu khi ly hôn tôi có được quyền nuôi con tôi không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“ 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”.
Theo quy định trên anh chồng mà có những trường hợp thì chị được ly hôn với chồng như anh ấy hành vi bạo lực gia đình, hay vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng là không yêu thương chăm sóc chị, người nào biết phận người đó làm cho cuộc hôn nhân rơi vào tình trạng không thể sống chung được, mục đích hôn nhân không còn như tình nghĩa vợ chồng không còn nữa nhưng phải chứng minh được thì chị mới được Tòa án cho đơn phương ly hôn.
Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Vì con chị dưới 36 tháng tuổi cụ thể là 6 tháng tuổi thì Tòa án sẽ cho chị được quyền nuôi con đồng thời chị cũng phải có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc ,nuôi dưỡng giáo dục cho con.
3. Có được yêu cầu hạn chế quyền nuôi con?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa Luật sư năm nay 30 tuổi. Bạn gái tôi năm nay 29 tuổi và có 2 đứa con riêng từ cuộc hôn nhân đổ vỡ trước kia. Bạn gái tôi ly hôn năm 2013 và được giao quyền nuôi đứa con gái lớn năm nay 5 tuổi còn người chồng cũ nuôi đứa con trai nhỏ năm nay 4 tuổi. Tôi và cô ấy chung sống với nhau được 1 năm kể từ cuối năm 2014 dưới sự đồng ý vui vẻ của cả 2 gia đình, đặc biệt là bé gái con riêng của cô ấy.
Cháu rất thương yêu và quý trọng tôi, coi tôi là một thành viên không thể thiếu trong gia đình. Tôi cũng yêu thương cháu như chính con ruột và luôn đảm bảo cuộc sống của 3 người chúng tôi được đáp ứng tốt nhất về mọi mặt tinh thần, giáo dục, dinh dưỡng và vật chất. Chúng tôi không cấm ba của bé thăm bé vì như vậy trái với luật và đạo lý. Tuy nhiên, chồng cũ và gia đình chồng cũ của cô ấy luôn tìm cách gây rối cuộc sống yên ấm của chúng tôi. Họ không tiếc lời nhục mạ tôi, và truyền đạt cho bé những ý nghĩ xấu xa sai sự thật về tôi.
Tôi biết họ muốn chia rẽ tình cảm của tôi và bé cũng như phá hoại mối quan hệ tôi đang gây dựng với bạn gái của mình. Tôi xin hỏi trường hợp này, tôi và bạn gái tôi cần phải làm gì để chồng cũ và gia đình chồng cũ ngừng việc quấy rối hạnh phúc của chúng tôi? Bạn gái tôi có thể thuê luật sư để kiện họ ra tòa tội quấy rối việc nuôi dưỡng con cái được không và xin tòa hạn chế việc thăm nom con cái được hay không? Xin chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo như nội dung bạn trình bày, hiện tại bạn gái của bạn ly hôn năm 2013 và được giao quyền nuôi đứa con gái lớn năm nay 5 tuổi còn người chồng cũ nuôi đứa con trai nhỏ năm nay 4 tuổi.
Mối quan hệ hôn nhân giữa bạn gái của bạn và bên chồng đã chấm dứt, đã ly hôn. Tuy nhiên quan hệ nuôi dưỡng giữa người chồng và con gái vẫn đang còn.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 việc hạn chế quyền thăm nom con được quy định như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
= > Phải chứng minh được yếu tố sau:
+ Chồng cũ là người không trực tiếp nuôi con.
+ Thăm nom con nhưng gây ảnh hưởng cho bạn gái của bạn về việc chăm sóc con.
+ Bạn gái bạn làm thủ tục yêu cầu lên Tòa án (Tòa án đã giải quyết ly hôn) hạn chế quyền thăm nom con.
4. Giành quyền nuôi con khi bị chồng đe dọa
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Vợ chồng chúng tôi lấy nhau đã được 6 năm ,có một con chung năm nay lên 6 tuổi. Bản thân tôi biết rằng bố mẹ chồng tôi không hề thích tôi, từ khi lấy anh ý tôi chưa bao giờ trải qua những những nỗi đau như vậy, khi lấy nhay về tôi mới nhận ra 1 điều anh ý là người gia trưởng, nghe lời bố mẹ suốt ngày bia rượu coi tôi chỉ là một công cụ chứ không coi tôi là một người vợ, cuộc sống hôn nhân của tôi không hạnh phúc, chồng tôi anh ý chửi sỉ nhục tôi, tôi cảm thấy bị hành hạ về tinh thần rất nhiều.
Vậy luật sư tư vấn giúp tôi nếu tôi muốn xin ly hôn liệu tôi có quyền nuôi con hay không, vì anh ý dọa không được mang đưa con đi nếu đưa a ý sẽ đánh chết tôi. Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”
Trong trường hợp này, gia đình bạn đang có mâu thuẫn và muốn ly hôn, bạn không nói rõ chồng bạn có đồng ý việc ly hôn hay không, nên có hai phương án lựa chọn trong trường hợp này như sau:
Thứ nhất, thuận tình ly hôn theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”
Thứ hai, ly hôn theo yêu cầu của một bên ( đơn phương ly hôn ) theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1.Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Về vấn đề nuôi con khi ly hôn:
Trong trường hợp Tòa án giải quyết ly hôn, việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn thực hiện theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Theo quy định trên, việc nuôi con khi ly hôn sẽ thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án xét, quyết định giao con cho một bên nuôi. Theo thông tin bạn cung cấp, con bạn năm nay 6 tuổi, vì vậy, Tòa án sẽ xem xét giao con cho một trong hai bên dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này, bạn phải chứng minh được bạn có đủ các điều kiện để bảo đảm quyền lợi mọi mặt cho con tốt hơn chồng bạn, các điều kiện này có thể được xem xét trên các mặt: Thu nhập hàng tháng (có đảm bảo để nuôi con không?); Chỗ ở ổn định, hợp pháp; Môi trường sống; Thời gian làm việc (có thời gian để chăm sóc cháu không?); Tư cách của cha mẹ,….
Đối với việc chồng bạn có hành vi đe dọa, đánh đập bạn, bạn có thể nhờ sự can thiệp của cơ quan chính quyền địa phương để hỗ trợ, giải quyết, chấm dứt hành vi trên
5. Cần làm gì để có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em và vợ em có một bé trai gần ba tuổi và cả hai đều muốn nuôi con; vợ em trước khi lấy em đã có có con riêng 8 tuổi và ở với ông bà ngoai. Khi ly hôn, em cần làm gì để giành được quyền nuôi con. Mong Luật sư tư vấn! Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, đối với con chung của bạn và vợ bạn:
Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom và nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.’
Theo quy định trên, khi ly hôn, việc xác định người trực tiếp nuôi con trước hết sẽ do sự thỏa thuận thuận giữa vợ chồng bạn; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết, xác định người trực tiếp nuôi con. Về nguyên tắc, con chung của bạn với vợ dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho mẹ nuôi. trừ trường hợp vợ bạn không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Nếu muốn giành được quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh vợ của bạn không đủ điều kiện để nuôi dưỡng con, điều kiện ở đây có thể được xác định là các điều kiện:
– Điều kiện kinh tế: Có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho con, có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con.
– Điều kiện nhân thân: Có nhân thân tốt, không vi phạm pháp luật, có lối sống lành mạnh…
– Điều kiện về chỗ ở: có chỗ ở hợp pháp
– Các điều kiện khác để bảo đảm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Đông thời, để được quyền nuôi con, bạn cũng cần chứng minh rằng mình có đủ các điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con.
Về con riêng của vợ bạn: thì cháu đương nhiên do mẹ nuôi dưỡng.
6. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư Xin luật sư tư vấn dùm cho em. Em và vợ em kết hôn với nhau năm 2005, hiện tại đã có hai bé, bé gái lớn sinh 14/5/2008 và bé trai nhỏ sinh 8/3/2014. Từ khi cưới nhau cả hai sống chung với nhà cha mẹ em (vì cha mẹ có một mình em). Từ ngày về sống chung thì mâu thuẫn giữa vợ em với cha, mẹ và cả với em ngày càng lớn, mỗi lần như vậy cha mẹ đều tha thứ nhằm duy trì cho gia đình êm ấm. Nhưng càng ngày vợ em càng lấn tới (vợ em cố chấp, không khi nào nhận sai) và mỗi lần như vậy là lớn tiếng mắng chửi cha, mẹ em kể cả em.
Hiện tại em và vợ em đã thỏa thuận ly dị về tiền bạc đã thỏa thuận xong, nhưng về phần hai đứa bé vợ em nhất mực giành quyền nuôi hai bé. Nói thêm về thu nhập – Em là Bác sĩ tại BV nhà nước với thu nhập khoảng 15 triệu/ tháng – Vợ em làm kế toán cơ quan nhà nước thu nhập khoảng 4 triệu/ tháng sau khi ly hôn em ở cùng cha mẹ, còn vợ em nói sẽ ra nhà trọ ở cùng hai con. Như vậy: thưa luật sư tư vấn dùm, làm sao để em được quyền nuôi con của em, một trong hai đứa hoặc cả hai càng tốt (vì cha mẹ em mới 60 tuổi hiện tại vẩn chăm cháu hàng ngày cho vợ chồng em đi làm Xin cám ơn luật sư và mong sự hồi đáp.?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 69, Luật hôn nhân và gia đinh 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái:
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Ly hôn là điều không ai mong muốn nhưng đôi khi vì để đảm bảo quyền và lợi ích của mỗi bên mà điều đó là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên sau khi ly hôn cha mẹ vẫn phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình đối với con cái. Theo quy định tại Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó bạn có thể thỏa thuận với vợ về người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì cha mẹ có thể xem xét nguyện vọng của con cái bởi vì con gái lớn của bạn đã hơn 7 tuổi hoặc tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để xác định người có quyền trực tiếp nuôi con. Bởi vì bé thứ hai nhà bạn chưa đủ 36 tháng tuổi nên sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con bạn nên trình bày và đưa cho tòa án các căn cứ về điều kiện vật chất và tinh thần mà bạn có thể dành cho con hơn vợ như: điều kiện về ăn ở, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, thời gian dành và chăm sóc con….trong khi người vợ có thể không được như vậy. Cùng với những căn cứ trên bạn có thể trình thêm những căn cứ về việc người mẹ bận rộn không có nhiều thời gian chăm sóc con, phó mặc việc chăm sóc con cho bạn và bố mẹ bạn…Tuy nhiên dù là không trực tiếp nuôi con thì người không trực tiếp vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con cái, được quy định cụ thể tại Điều 82, Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Đồng thời Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật hôn nhân gia đình 2014; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
7. Điều kiện kinh tế để giành được quyền nuôi con
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi, Tòa ra quyết định và thi hành án trong khi chưa điều tra xác thực là người đưa đơn có đầy đủ kinh tế riêng để nuôi con thì em có thể làm đơn khiếu nại không ạ?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo quy định trên thì điều kiện để trực tiếp chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được hiểu bao gồm:
+ Điều kiện về kinh tế: Có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, có chỗ ở hợp pháp,…đảm bảo cho con được học tập, vui chơi,…
+ Điều kiện về nhân thân: Gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của nhà nước, không có hành vi vi phạm pháp luật,…đảm bảo cho con được phát triển trong môi trường lành mạnh, văn minh.
Ngoài các điều kiện trên còn xem xét thêm một số điều kiện khác như về thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con,…
Theo thông tin bạn trình bày thì Tòa ra bản án và giao con cho người đưa đơn trong khi chưa xem xét các điều kiện về kinh tế riêng.
Tại Điều 271
Điều 271. Người có quyền kháng cáo
“Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.”
Nếu bạn có căn cứ cho rằng việc Tòa ra bản án mà chưa xem xét các điều kiện trực tiếp để nuôi con và nếu bạn thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bạn có quyền làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa ra bản án.
Đơn kháng cáo có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
+ Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
+ Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
8. Tranh chấp quyền nuôi con sau thời gian ly thân
Tóm tắt câu hỏi:
Em và chồng em kết hôn được 5 năm và đã có với nhau 1 đứa con, tụi em không có tài sản chung.nhưng hiện giờ e đã về nhà mẹ đẻ sinh sống và đợi thời gian ra Tòa. Trong thời gian này chồng em giành quyền nuôi con, em vẫn để chồng em chăm sóc con em, nhưng anh ấy không làm tròn nhiệm vụ. Giờ e muốn bắt lại con thì anh ấy đe dọa sẽ chém và tạt axit nếu em làm như vậy. Em nhờ luật sư tư vấn giúp, em phải làm sao để nhận lại con em?
Luật sư tư vấn:
– Tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về giành quyền nuôi con như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó, dựa vào độ tuổi của con nếu trên 3 tuổi và dưới 7 tuổi, Tòa án sẽ xem xét trên 02 điều kiện chính như sau để quyết định quyền nuôi con thuộc về ai:
+ Điều kiện kinh tế: Có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho con.
+ Điều kiện nhân thân: Có nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, không có hành vi vi phạm pháp luật, có lối sống lành mạnh.
Như vậy, nếu bạn chứng minh được về kinh tế và nhân thân bạn đảm bảo tốt hơn so với chồng bạn thì bạn sẽ giành được quyền con.
Chồng bạn đe dọa sẽ chém và tạt axit bạn, nếu bạn có bằng chứng chứng minh được việc dọa nạt và việc chồng bạn không làm tròn nghĩa vụ của người cha thì khả năng Tòa án quyết định giao quyền nuôi con của bạn là lớn.
Luật sư
– Tại Điều 84 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Có nghĩa là nếu như sau khi ly hôn mà chồng bạn giành được quyền nuôi con, thì sau khi ly hôn bạn vẫn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.