Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật đất đai - nhà ở

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tư vấn pháp luật đất đai - nhà ở » Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất
  • 23/08/202023/08/2020
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    23/08/2020
    Tư vấn pháp luật đất đai - nhà ở
    0

    Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất năm 2021. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

    Mục lục

    • 1 Các dạng tranh chấp đất đai
    • 2 Giải quyết tranh chấp đất đai giữa các cá nhân
    • 3 Giải quyết tranh chấp đất đai trong nội bộ gia đình
    • 4 Giải quyết tranh chấp đất đai với hộ liền kề
    • 5 Giải quyết tranh chấp đất đai khi có hành vi lấn chiếm đất đai

    Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường bất động sản cũng trở nên sôi động, giá đất tăng cao, dẫn đến việc người sử dụng đất càng chú trọng bảo vệ từng mốc giới, từng diện tích đất của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào quan hệ giữa người với người trong việc sử dụng đất cũng là quan hệ thân thiện, ôn hòa, mà sẽ có những lúc mâu thuẫn hay bất đồng về quan điểm khi một trong các bên có sự xâm phạm về mặt quyền lợi của bên còn lại, dẫn đến việc tranh chấp, kiện cáo. Cũng bởi vì thế mà các vụ việc tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng nhiều, và ngày càng phức tạp. Vậy, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đối với mỗi vụ việc tranh chấp được diễn ra như thế nào.

    Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật đất đai khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

    Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay, nội dung về giải quyết tranh chấp đất đai được quy định cụ thể trong Luật đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    Trước hết, tranh chấp đất đai, theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 được hiểu là trường hợp giữa các bên trong quan hệ sử dụng đất, trong các giao dịch liên quan đến đất đai xảy ra sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến, xung đột về các quyền và nghĩa vụ pháp lý của người sử dụng đất.

    Tranh chấp đất đai thường rất phức tạp và thương được thể hiện ở các dạng tranh chấp như: Tranh chấp đất đai giữa những người sử dụng đất với nhau trong quá trình sử dụng đất, tranh chấp đất đai giữa các bên trong các giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp đất đai xảy ra trong mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất liên quan đến đất đai.

    Về việc giải quyết tranh chấp đất đai, hiện nay trong quy định của pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm “giải quyết tranh chấp đất đai”. Tuy nhiên, dựa trên định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt, có thể hiểu, “giải quyết tranh chấp đất đai” có thể hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tìm ra phương pháp, cách thức giải quyết những tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn về đất đai giữa các bên trong quan hệ sử dụng đất trên cơ sở xem xét, nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu, bằng chứng, chứng cứ của các bên liên quan.

    Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành, đối với việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện qua một trình tự, thủ tục nhất định. Cụ thể, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất được thực hiện qua hai bước: Hòa giải và Giải quyết tranh chấp. Nội dung này được thể hiện như sau:

    Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai.

    Mỗi một tranh chấp đất đai, dù được thể hiện dưới dạng tranh chấp nào, và được giải quyết tại cơ quan nào thì đều bắt buộc trải qua thủ tục hòa giải trước khi tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai.

    Về mặt nguyên tắc, Nhà nước khuyến khích sự tự thỏa thuận, hòa giải giữa các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai hoặc được hòa giải thông qua các cuộc hòa giải có sự tham gia của các cơ quan tổ chức tại cơ sở như thôn, xóm… trên cơ sở thương lượng, tôn trọng lẫn nhau.

    Xem thêm: Tranh chấp đất đai là gì? Các đặc điểm và nguyên nhân của tranh chấp đất đai?

    Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không hòa giải hoặc không tự thương lượng hay thỏa thuận được với nhau thì để giải quyết tranh chấp đất đai, các bên trong tranh chấp phải làm đơn gửi lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

    – Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai từ phía người dân, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thực hiện các công việc xác minh, thu thập chứng cứ, thành lập Hội đồng hòa giải, tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương, trên cơ sở phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và các cá nhân,  cơ quan, tổ chức xã hội khác có liên quan như cán bộ tư pháp, cán bộ địa chính, Đại diện thôn, xóm, làng, bản…. Việc hòa giải, cho dù hòa giải thành hay hòa giải không thành thì đều phải được lập thành văn bản, có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan, có xác nhận về kết quả hòa giải của Ủy ban nhân dân cấp xã, và được gửi đến các bên tranh chấp.

     – Trường hợp qua quá trình hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà các bên trong tranh chấp đạt được sự thống nhất về ý kiến, không còn tranh chấp nữa thì Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận trong biên bản là hòa giải thành. Trường hợp kết quả hòa giải thành, dẫn đến việc làm thay đổi hiện trạng về ranh giới đất đai hoặc thay đổi chủ thể sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải có trách nhiệm gửi biên bản hòa giải đến Phòng tài nguyên và môi trường nếu các bên tranh chấp là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; còn các trường hợp tranh chấp đất đai khác thì gửi lên Sở tài nguyên và môi trường, để các cơ quan này phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận sự thay đổi về ranh giới và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo nội dung kết quả hòa giải.

    Trường hợp trong vòng 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp thay đổi ý kiến, và có phản hồi bằng văn bản về nội dung trong biên bản hòa giải thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm tổ chức lại việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua việc tổ chức lại Hội đồng hòa giải để tiếp tục giải quyết và lập biên bản hòa giải mới.

    – Quá trình hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào tính chất của vụ việc, hồ sơ, chứng cứ liên quan có đầy đủ hay không, sự thống nhất về ý chí của các bên, tuy nhiên thời gian thực hiện thủ tục hòa giải sẽ không quá 45 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.

    Đối với những vụ việc tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành, không đạt được sự thỏa thuận thì các bên trong vụ việc tranh chấp đất đai (đương sự trong vụ việc tranh chấp) sẽ phải tiếp tục nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.

     Bước 2: Thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai.

    Như đã phân tích trước đó, việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thể thành công cũng có thể không thành công phụ thuộc vào ý chí của các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai qua quá trình thương lượng, hay hòa giải, có sự tham vấn của tổ chức hòa giải tại cơ sở (thôn, xóm, làng, bản). Đối với những trường hợp hòa giải thì đương sự trong vụ việc tranh chấp sẽ phải nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Trong đó, căn cứ theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013  cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được xác định gồm: Cơ quan hành chính quản lý về đất đai (gồm: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ tài nguyên và môi trường) và Tòa án nhân dân (Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện).

    Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai? Hướng dẫn viết đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai?

    Trường hợp này, tùy vào từng cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai sau quá trình hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thi trấn được xác định như cụ thể như sau:

    • Trường hợp sau quá trình hòa giải không thành, đương sự nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền.

    Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013, từ Điều 89 đến Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 59 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân được thực hiện như sau:

    Thứ nhất, đương sự nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lên Ủy ban nhân dân có thẩm quyền.

    Đối với các trường hợp tranh chấp đất đai xảy ra giữa những người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì đương sự sẽ nộp đơn lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    Còn đối với các trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự là một trong các đối tượng như tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì đương sự sẽ nộp đơn lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Thứ hai, thủ tục tiếp nhận đơn và giải quyết hồ sơ tranh chấp đất đai.

    Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai từ phía đương sự trong vụ việc tranh chấp đất đai thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ thực hiện việc giao vụ việc cho các cơ quan tham mưu có chuyên môn giải quyết.

    Cơ quan tham mưu theo nội dung đã được phân công, tiến hành gặp gỡ, hòa giải giữa các bên tranh chấp trong vụ việc tranh chấp đất đai, thẩm tra, xác minh nội dung vụ việc và những hồ sơ, tài liệu liên quan, đồng thời có thể có sự tham mưu của các cơ quan, ban ngành có liên quan (nếu thấy cần thiết). Sau đó, hoàn thiện hồ sơ để trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trong đó, hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai được trình lên sẽ có những giấy tờ như sau:

    Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

    – Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của đương sự.

    – Biên bản hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

    – Biên bản làm việc giữa cơ quan tham mưu với các bên liên quan trong vụ việc tranh chấp;

    – Các văn bản ghi nhận việc kiểm tra hiện trạng đất đai có tranh chấp, nội dung thẩm tra xác minh vụ việc.

     – Trường hợp có sự tham mưu của các cơ quan, ban ngành có liên quan thì phải có biên bản về cuộc họp tham mưu của các cơ quan này về nội dung tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không thành.

    – Biên bản ghi nhận sự hòa giải giữa các bên trong quá trình tranh chấp.

    – Các giấy tờ khác liên quan đến mảnh đất có tranh chấp như trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ, các tài liệu, chứng cứ có liên quan.

    – Nội dung báo cáo đề xuất phương án giải quyết tranh chấp đất đai và dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai/

    Xem thêm: Quy định về cách giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp nhà đất

    Thứ ba, ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

    Sau khi nhận được hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai từ cơ quan tham mưu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định này sẽ được gửi đến cho các bên có liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai.

    Thứ tư, kết quả của việc giải quyết tranh chấp đất đai.

    Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được ban hành nếu không bị khiếu nại, và các bên tranh chấp hoàn toàn đồng ý với nội dung của quyết định này thì phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu các bên trong vụ việc tranh chấp không chấp hành thì có thể bị cưỡng chế thi hành.

    Trường hợp, các bên trong vụ việc tranh chấp đất đai không đồng ý với nội dung quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì giải quyết như sau:

     – Nếu vụ việc tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà đương sự sau khi nhận được Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng không đồng ý với nội dung quyết định thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo pháp luật về tổ tụng hành chính.

     – Nếu vụ việc tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà đương sự sau khi nhận được Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng không đồng ý với nội dung quyết định thì có quyền khiếu nại lên Bộ trường Bộ Tài nguyên và môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân để xử lý theo thủ tục hành chính.

    • Trường hợp đương sự nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013, Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai thuộc một trong các trường hợp sau:

    Xem thêm: Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không sổ đỏ

    – Tranh chấp đất đai mà các bên trong quan hệ tranh chấp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất có tranh chấp hoặc có một trong các giấy tờ chứng minh về nguồn gốc của đất đai được quy định tại Điều 100 Luật đất đai. Trường hợp này việc giải quyết của Tòa sẽ được xác định theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

    – Tranh chấp đất đai mà các bên trong quan hệ tranh chấp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất có tranh chấp hoặc không có bất kỳ một giấy tờ nào chứng minh về nguồn gốc của đất đai theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai nhưng đương sự đã lựa chọn Tòa án giải quyết. Trường hợp này việc giải quyết của Tòa sẽ được xác định theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

    – Tranh chấp đất đai mà đã được giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, sau đó đương sự đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền, bởi vì không đồng ý với Quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Trường hợp này, việc giải quyết tại Tòa án áp dụng theo thủ tục tố tụng hành chính.

    Về việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân dù áp dụng theo thủ tục tố tụng hành chính hay thủ tục tố tụng dân sự thì căn cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015, đều phải thực hiện qua các thủ tục sau:

    Thứ nhất, đương sự trong vụ việc tranh chấp đất đai nộp đơn khởi kiện yêu cầu tranh chấp đất đai lên Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.

    Tòa án sau khi nhận được đơn khởi kiện thì phải xác nhận, ghi vào sổ nhận đơn. Đồng thời, trong thời gian 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án nhân dân có thẩm quyền phải phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện của đương sự.

    Thẩm phán được phân công sẽ tiến hành việc xem xét đơn khởi kiện, nếu thấy nội dung đơn khởi kiện có sai sót, thiếu sót về nội dung thì yêu cầu đương sự sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện không có sai sót, thiếu sót thì Thẩm phán phải ra quyết định về việc tiến hành thụ lý đơn khởi kiện (trong trường hợp vụ việc phù hợp với thẩm quyền xét xử của Tòa án), chuyển đơn khởi kiện (nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đang nhận đơn) hoặc trả lại đơn khởi kiện.

    Thứ hai, Tòa án nhân dân thụ lý vụ án.

    Xem thêm: Xảy ra tranh chấp đất đai, người dân phải yêu cầu giải quyết ở đâu?

    Sau khi nhận đơn khởi kiện và những giấy tờ tài liệu chứng cứ kèm theo, thì Thẩm phán phải thông báo cho đương sự biết để nộp tiền tạm ứng án phí, nếu xét thấy vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án đang nhận đơn.

    Đồng thời, Thẩm phán phải thông báo cho các bên đương sự và các tổ chức cá nhân có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đai, đồng thời thông báo đến cơ quan Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý và giải quyết vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Sau đó, trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

    Thứ ba, Chuẩn bị xét xử.

    Trong thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định của Luật, Thẩm phán thực hiện việc xác minh tư cách đương sự, quan hệ tranh chấp, thực hiện việc lập hồ sơ vụ án, xem xét hồ sơ chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai, thực hiện việc hòa giải, đối thoại giữa các đương sự trong vụ việc.

    Thứ tư, đưa vụ án ra xét xử.

    Sau quá trình thương lượng, đối thoại, hòa giải giữa các đương sự dưới sự chủ trì của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc nhưng không đạt được sự thỏa thuận, hòa giải không thành thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc sẽ ra quyết định đưa vụ việc ra xét xử và thông báo vì thời gian mở phiên tòa sơ thẩm.

    Thứ năm, Sau khi có quyết định đưa vụ việc ra xét xử, Tòa án sẽ mở phiên tòa sơ thẩm. Trong thời gian xét xử của phiên tòa, các bên đương sự sẽ tiến hành tranh luận, đưa ra các chứng cứ, tài liệu về vụ việc… và Tòa án sẽ ra bản án giải quyết tranh chấp đất đai.

    Xem thêm: Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

    Thứ sáu, trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày nhận được bản án (nếu đương sự vắng mặt tại thời điểm tuyên án) thì đương sự, nếu không đồng ý với nội dung của quyết định, bản án của Tòa án thì có quyền kháng án để xét xử theo thủ tục xét xử phúc thẩm.

    Như vậy, qua quá trình phân tích nêu trên, có thể thấy, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đều trải qua hai thủ tục chính là Hòa giải, và giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền. Tùy thuộc vào từng vụ việc tranh chấp, các bên trong quan hệ đương sự tranh chấp mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cũng được xác định khác nhau. Do vậy, hiểu rõ các trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ giúp các đương sự có thể tự mình lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, thuận tiện và đúng pháp luật, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

    Các dạng tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

    Các dạng tranh cấp đất đai:

    1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất

    – Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau, tập trung ớ những nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, ở những vị trí dọc theo triền sông lớn, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng, ở những nơi có nguồn lâm, thổ sản quý.

    – Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

    – Tranh chấp giữa những người làm nghề thủ công, nay thất nghiệp trở về đòi lại ruộng của những người làm nông nghiệp.

    Xem thêm: Trình tự thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

    – Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ

    2. Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng

    – Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.

    – Tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi để sử dụng váo mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

    – Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    3. Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

    Xem thêm: Trình tự thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

    – Tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa vs đất nuôi tôm, giữa đất trồng café với đất trồng cao su.

    – Trông chấp giữa đất nông nghiệp và đất thổ cư trong quá trình phân bổ và quản lý sử dụng.

    Giải quyết tranh chấp đất đai giữa các cá nhân

    Theo quy định của Luật đất đai năm 2013;Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011, khi có tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì được giải quyết như sau:

     Bước 1. Tiến hành hòa giải

    Thứ nhất, khi có tranh chấp về đất đai, trước hết các bên tự hòa giải với nhau để tìm ra phương án giải quyết hợp tình, hợp lý, tiết kiệm thời gian, công sức và giữ gìn tình làng, nghĩa xóm.

    Thứ hai, nếu các bên không tự hòa giải được thì yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thông qua tổ hòa giải ở cơ sở.

    Việc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải tại tổ hòa giải cơ sở được tiến hành theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

    Bước 2. Giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã

    Xem thêm: Quy định về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

    Nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất tranh chấp để yêu cầu giải quyết.

    Việc giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện như sau:

    – Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết về tranh chấp đất đai, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.

    – Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày (30) làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận được đơn.

    – Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân cấp xã chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

    Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết theo 02 phương án, đó là:

    (1)Khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết;

    (2) yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết.

    Xem thêm: Các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai? Nên sử dụng hình thức nào?

    Phương án 1. Khởi kiện tại Tòa án

    Các bên tranh chấp về đất đai, chỉ được khởi kiện tại Tòa án đối với các trường hợp sau:

    Trường hợp thứ nhất, tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Trường hợp thứ hai,  hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    +  Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    +  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.

    +  Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.

    + Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

    Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định mới nhất

    + Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật.

    +  Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

    Trường hợp thứ ba, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nêu trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    Trường hợp thứ tư, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

    Phương án 2. Yêu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết

    Yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết đối với trường hợp: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ nêu trên, thì được giải quyết như sau:

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    – Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giải quyết.

    – Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Hồ sơ đơn khởi kiện:

    -Đơn khởi kiện (theo mẫu);

    -Các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: giấy tờ liên quan đến nguồn gốc đất đai, chứng cứ liên quan đến việc khởi kiện,…);

    -Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có công chứng và chứng thực), nếu người khởi kiện là cá nhân;

    -Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện  (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao).

    *Số lượng hồ sơ: 01 bộ

    *Cách thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc qua đường bưu điện.

    *Thẩm quyền xét xử: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tranh chấp.

    Giải quyết tranh chấp đất đai trong nội bộ gia đình

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xin chào luật sư Dương Gia. Trân trọng kính chào và kính chúc sức khoẻ đến Luật Dương Gia. Tôi có câu hỏi liên quan về tài sản gia đình, mong được sự tư vấn và giúp đỡ từ quý vị. Sự việc như sau: Tôi có người bác tên là Nguyễn Văn Vân (69 tuổi) bác tôi có thửa đất, nay muốn bán để chữa bệnh vì bác bị loà mắt trái (tầm nhìn bằng 0), và nhiều bệnh khác như tiểu đường, cao huyết áp, gút, đau nhứt xương khớp … Hiện tại bác tôi sống trong ngôi nhà lá, xuống cấp trầm trọng, bác có một vợ, 7 người con (4 gái, 3 trai). Không người con nào chăm lo cho bác, vợ bác tôi cũng bỏ đi nơi khác và lấy luôn Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (bản chính) đi theo. Mỗi lần ốm đau là bà con làng xóm giúp đỡ chút ít nhưng cũng không dám tới lui nhiều vì sợ con cái bác. Bác tôi muốn bán thửa đất này với giá 2,1 tỷ, bác tôi có ra văn phòng công chứng làm thủ tục bán đất, nhưng họ yêu cầu các thành viên trong gia đình (con cái và vợ) phải kí vào giấy đồng ý cho bán đất thì họ mới làm được thủ tục cho bác tôi. Bác tôi ra huyện hỏi thì họ cũng trả lời vậy. Về nhà bác tôi có nói với con cái bác thì 4 người con gái bác yêu cầu là phải chia cho chúng 400 triệu đồng/ 1 người thì 4 người con gái mới ký. Ba người con trai thì đòi hơn số đó mới chịu ký. Tóm lại, nếu bán đất mà chia cho 7 người con là bác tôi sẽ âm tiền. Thậm chí mất mạng vì con bác tôi rất ngang tàn và bất hiếu. Nếu 7 người con và vợ của bác tôi không ký vào giấy đồng ý bán đất và vợ bác tôi không đưa ra Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì bác tôi có thể bán được thửa đất này không? Và quý luật có cách nào để giải quyết việc này không. Rất mong được sự tư vấn từ quý vị Luật Dương Gia. Trân trọng cám ơn quý luật.

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    Theo thông tin bạn cung cấp, bác bạn có một mảnh đất đã có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và muốn bán mảnh đất này với mục đích chữa bệnh. Tuy nhiên, người vợ của bác bạn đã lấy đi Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và bỏ đi. Khi làm thủ tục công chứng hợp đồng bán đất đã bị từ chối với lý do phải có sự đồng ý của người vợ và các con. Trong trường hợp này, bạn chưa cung cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đứng tên ai. Vì vậy, sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:

    + Trường hợp 1: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất có tên vợ, chồng bác bạn.

    Với trường hợp này, quyền sử dụng mảnh đất nêu trên được xác định là tài sản chung của vợ chồng bác bạn. Khi bán đất, bác bạn chỉ cần sự đồng ý và xác nhận của người vợ. Tuy nhiên, người vợ đã bỏ đi và mang theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Để bán được mảnh đất này, bác bạn cần tìm người vợ về để thỏa thuận về việc bán đất. Trong trường hợp, bác bạn đã dùng mọi cách để tìm người vợ nhưng vẫn không có tin tức gì liên tục trong ba năm (Điều 81 “Bộ luật dân sự năm 2015”), bác bạn có quyền yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi mà bác bạn sinh sống tuyên bố người vợ đã chết. Tài sản chung giữa hai vợ chồng sẽ được chia đôi, phần tài sản của người vợ sẽ được chia theo pháp luật. Như vậy, một phần mảnh đất thuộc về bác bạn sẽ được bán mà không cần có sự đồng ý của các thành viên còn lại.

    + Trường hợp 2: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của hộ gia đình bác bạn.

    Với trường hợp này, quyền sử dụng mảnh đất nêu trên được xác định là tài sản chung của hộ gia đình theo Điều 108 “Bộ luật dân sự năm 2015”:

    “Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ”.

    Và tại Điều 109 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định:

    “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

    1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

    2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”.

    Với trường hợp này, bác bạn cần có sự đồng ý của người vợ và con từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý và có xác nhận về việc bán đất. Giữa các thành viên trong gia đình phải có sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc định đoạt quyền sử dụng mảnh đất đó.

    Theo khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

    “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.

    giai-quyet-tranh-cahp-dat-dai-trong-noi-bo-gia-dinh

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Như vậy, xét trong trường hợp của bác bạn, bác bạn đã già yếu, đồng thời ốm đau, mắc nhiều các chứng bệnh, bảy người con của bác phải có nghĩa vụ cùng nhau chăm sóc và nuôi dưỡng bác bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bác bạn không được một người con nào chăm sóc, nuôi dưỡng, lại bỏ mặc. Với hành vi này, theo Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

    “Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình

    1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

    b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.

    Bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để tố cáo về hành vi này của bảy người con, đồng thời có những biện pháp khắc phục hậu quả khi bác bạn có yêu cầu như nghĩa vụ cấp dưỡng, chữa bệnh cho bác…

    Giải quyết tranh chấp đất đai với hộ liền kề

    Giải quyết tranh chấp đất đai với hộ liền kề. Tranh chấp đất đai, tranh chấp lối đi chung với hàng xóm xử lý như thế nào?


    Tóm tắt câu hỏi:

    Xin văn phòng luật sư tư vấn giúp tôi một số vấn đề sau ạ. Thứ nhất, gia đình tôi gồm 6 người. Khi ủy ban nhân dân xã chia lại ruộng tháng 5 năm 1988 thì gia đình tôi có 5 thành viên được chia theo quy định là mỗi người được 4 thước tức là nhà tôi có 20 thước nhưng ủy ban nhân dân đã chia cho nhà tôi 19 thước. Vào tháng 3 năm 2016 gia đình tôi có ra khiếu nại thì nhận được câu trả lời rằng theo quy định năm đó thì nếu gia đình nào thiếu từ 3 thước trở lên sẽ đươc cấp bù chỗ khác còn từ 2 thước 9 trở xuống thì sẽ trừ sản lượng năm đó là mỗi thước 5 kg thóc. Nhưng tôi có phản ánh là gia đình tôi không hề nhận được số kg thóc trên thì người ta trả lời là khi đó hợp tác xã trừ trực tiếp vào tiền đóng thuế sản lượng không hề có giấy tờ xác nhận. Vậy cho tôi hỏi gia đình tôi có thể đòi trả lại 1 thước ruộng đó.

    Thứ hai, khi bố mẹ tôi đến ở đất hiện tại thì lúc ấy phía trước nhà tôi là một cái ngòi có đổi cho ông A  2m mặt tiền để lấy một cái ngõ đi nhưng lúc đó thì tình làng nghĩa xóm cũng chỉ nói miệng thỏa thuận với nhau chứ không hề làm giấy tờ gì nhưng một thời gian sau ông A có cho anh em là gia đình ông B đến ở tại đất của ông A. Đến tháng 2 năm 2016 gia đình ông B có xây nhà cạnh gia đình nhà tôi và có trổ cổng để đi sang bên phần đất ngõ mà gia đình tôi đã sử dụng gần 40 năm nay qua nhiều lần tôn tạo và đổ bê tông đường đi lại chỉ có một mình gia đình tôi bỏ tiền ra làm từ ngày trước tới giờ không hề có bất kì một ai có ý kiến hay mâu thuẫn nhưng khi gia đình ông B làm nhà. Nhưng khi gia đình tôi không cho đi qua phần đất ngõ mà gia đình tôi đã sử dụng nhiều năm nay nên xảy ra nhiều mâu thuẫn cãi nhau nhiều lần ủy ban xã đã đến và nói chuyện với 2 gia đình và có quyết định rằng ngõ là chung ai cũng có thể đi lại trên đó. Vậy cho tôi hỏi là phần đất ngõ trên có thể được tính là ngõ riêng của gia đình tôi sử dụng có thể cho phép hay ko cho ai đi lại trên đó. Nói thêm là 1 thước ruộng tôi nói trên hợp tác xã có trừ vào phần diện tích đất ngõ trên nhưng ko hề có giấy tờ.

    Thứ ba, đất hiện tại gia đình tôi sử dụng từ năm 1977 không hề có tranh chấp nhưng đến năm 2003 gia đình tôi được cấp sổ đỏ và bên địa chính vào đo đạc diên tích thì gia đình tôi không bất kì ai biết nên kích thước thực tế hiện tại có lớn hơn diện tích trên sổ đỏ của gia đình. Vậy cho tôi hỏi là sai là do bên nào và phần diện tích đất dư kia ủy ban xã hay cơ quan chức năng có thẩm quyền có quyền thu lại phần diện trên . 

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    1. Cơ sở pháp lý:

    – Luật đất đai 2013;

    – Bộ luật dân sự;

    – Luật Khiếu nại 2011.

    2. Luật sư tư vấn:

    Thứ nhất, theo thông tin bạn cung cấp thì việc UBND xã chia lại ruộng diễn ra vào năm 1988, và đến tháng 3 năm 2016 gia đình bạn mới khiếu nại do phát hiện chia thiếu 1 thước ruộng cho gia đình bạn.

    Căn cứ Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 về thời hiệu khiếu nại:

    “Điều 9. Thời hiệu khiếu nại

    Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.”

    Như vâỵ kể từ ngày gia đình bạn nhận được quyết định giao đất đến thời điểm gia định bạn đi khiếu nại đã quá thời hạn 90 ngày, do đó, việc khiếu nại để có thể lấy lại được 1 thước đất ruộng chia thiếu sẽ không được giải quyết.

    Thứ hai, việc gia đình bạn đổi 2m mặt tiền với nhà ông A để lấy ngõ đi nhưng chỉ thỏa thuận miệng mà không có bất cứ giấy tờ gì, theo quy định của Bộ luật dân sự thì những hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Thỏa thuận trao đổi quyền sử dụng đất của gia đình bạn và ông A chỉ là thỏa thuận miệng, không được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực; hai bên cũng không thực hiện việc sang tên quyền sử dụng đất cho nhau. Vậy nên thỏa thuận này là vô hiệu.

    Do đó, gia đình ông B vẫn có quyền đi lại trên phần đất ngõ này. Bên cạnh đó, do gia đình bạn đã sử dụng phần đất ngõ này 40 năm và qua nhiều lần gia đình tự bỏ chi phí tôn tạo, vậy nên nếu gia đình bạn muốn làm ngõ đi khác trên phần diện tích đất hợp pháp của mình thì có thể yêu cầu gia đình ông B bồi thường khoản chi phí gia đình bạn đã bỏ ra để tôn tạo con ngõ cũ (do hai bên tự thỏa thuận).

    hoi-ve-tranh-chap-dat-dai

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai qua tổng đài: 1900.6568

    Thứ ba, theo quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

    “ Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

    Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này”.

    Như bạn đã trình bày, diện tích đất đo đạc trên thực tế của mảnh đất nhiều hơn so với diện tích ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng thời nếu đất không có tranh chấp thì gia đình bạn sẽ được quyền cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp mà không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích chênh lệch theo quy định tại Điều luật đã nêu.

    Giải quyết tranh chấp đất đai khi có hành vi lấn chiếm đất đai

    Giai-quyet-tranh-chap-dat-dai-khi-co-hanh-vi-lan-chiem-dat-dai1

    Giải quyết tranh chấp đất đai khi có hành vi lấn chiếm đất đai. Giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013.


    Tóm tắt câu hỏi:

    Gia đình nhà tôi mua ô đất từ năm 1991, ô đất đó có pháp luật công nhận quyền sử dụng đât có diện tích là 927m2, đã chừa hành lang bờ sông, đến năm 2014 thì xảy ra tranh chấp với hộ bên cạnh, đã được chính quyền giải quyết xong vào ngày 11 và ngày 12 tháng 6 năm 2015 có sự chứng kiến của các ban nghành và cả hai hộ gia đình. Thời gian đã được 9 tháng, nay tôi thấy xã lại có giấy mời giải quyết về việc đất đai trong khi đó ô đất nhà tôi không còn đủ so với diện tích đất ban đầu theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầu, nay tôi hỏi tôi nên giải quyết ra sao? 

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    Theo quy định tại Điều 12 Luật đất đai 2013:

    “Điều 22: Những hành vi bị nghiêm cấm

    1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

    2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố. ”

    Như vậy, trường hợp đất của gia đình bạn không còn đủ diện tích so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầu sau khi xảy ra tranh chấp có thể là do phần đất của gia đình bạn đã bị lấn chiếm. Bạn có thể viết đơn trình báo về hành vi lấn chiếm đất của nhà bên cạnh gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu giải quyết.

    Theo quy định của pháp luật hiện nay quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp phải thông qua hòa giải ở cơ sở, cụ thể như sau:

    Điều 202 Luật đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/4/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai quy định về hòa giải tranh chấp đất đai.

    “Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

    5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

    Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

    – Về yêu cầu hòa giải giữa các bên: Các bên tranh chấp có quyền tự hòa giải, thông qua hòa giải, thông qua hòa giải ở cơ sở hoặc yêu cầu UBND cấp xã hòa giải tranh chấp

    – Về thời hạn hòa giải: UBND cấp xã thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giả quyết tranh chấp đất đai.

    – Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp 1 trong bên tranh chấp vắng mặt đén lần thứ 2 thì được coi là việc hòa giải không thành.

    + Kết quả hòa giải tranh chấp phải được lập thành biên bản

    – Về phát sinh ý kiến khác của các bên: Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản bề nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành, thì Chủ tịch UBND xã tổ chức lại cuộc hợp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

    – Về trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành, mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải: UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp theo. 

    Giai-quyet-tranh-chap-dat-dai-khi-co-hanh-vi-lan-chiem-dat-dai

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: 

    Theo Điều 203 Luật đất đai 2013: 

    “2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; “

    “3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;”

    Do đó, gia đình bạn có quyền làm đơn khởi kiện Toàn án nhân dân cấp huyện để giải quyết tranh chấp.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 777 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Tranh chấp đất đai trong diện quy hoạch
    - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
    - Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài
    - Làm thế nào để giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai?
    - Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh
    - Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
    Xem thêm
    5.0
    01

    Tags:

    Giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai có sổ đỏ

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Vợ chồng muốn thỏa thuận một mình đứng tên trên sổ đỏ được không?
    Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất
    Các trường hợp được phép chuyển mục đích sử dụng đất
    Các mức tiền sử dụng đất có thể phải nộp khi làm thủ tục cấp sổ đỏ
    Giá đất là gì? Bảng giá đất không tăng thì người dân có lợi hay hại gì?
    Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có sang tên được sổ đỏ không?
    Các trường hợp sang tên sổ đỏ, chuyển nhượng đất được cấp sổ mới ?
    Có bắt buộc sang tên sổ đỏ? Mức phạt khi không sang tên sổ đỏ?
    Các tin mới nhất
    Trò chơi điện tử là gì? Điều kiện, thủ tục xin giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử?
    Văn bản là gì? Chức năng, phân loại và nội dung của các loại văn bản?
    Công ty là gì? Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi thành lập công ty?
    Xâm hại trẻ em là gì? Các quy định của pháp luật về hành vi xâm hại trẻ em?
    Nền kinh tế quốc dân là gì? Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
    Biên lai là gì? Biên lai có phải là hóa đơn không, khác gì với hóa đơn?
    Trốn thuế là gì? Quy định mức phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế?
    Vốn ODA là gì? Đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của nguồn vốn ODA?
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Quy định về cách giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp nhà đất
    13/09/2020
    Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không sổ đỏ
    11/09/2020
    Xảy ra tranh chấp đất đai, người dân phải yêu cầu giải quyết ở đâu?
    02/09/2020
    Hướng dẫn nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
    02/09/2020
    Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai
    16/09/2020
    Quy định về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất
    24/08/2020
    Tranh chấp đất đai là gì? Các đặc điểm và nguyên nhân của tranh chấp đất đai?
    28/11/2020
    So sánh tranh chấp đất đai và khiếu nại về đất đai
    18/01/2020
    Trình tự thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ
    24/08/2020
    Trình tự thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
    24/08/2020