Một số vấn đề liên quan đến việc đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Trình tự, thủ tục đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Hiện nay, số lượng các công ty, doanh nghiệp ở nước ta ngày càng nhiều. Điều này đòi hỏi Nhà nước đưa ra những quy định cụ thể trong công tác quản lý các hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là việc đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dưới đây là bài phân tích về trình tự thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Mục lục bài viết
1. Một số vấn đề liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
1.1. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định của luật thì mới được phép đăng ký kinh doanh và được Nhà nước công nhận. Hay nói cách khác, khi tiến hành đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh các ngành nghề này cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định mới được phép kinh doanh hay cung cấp dịch vụ, hàng hóa ra thị trường như: điều kiện về vốn, điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện xin giấy phép con, điều kiện về chứng nhận đủ điều kiện…
1.2. Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
– Ngành nghề kinh doanh có điều kiện có những đặc điểm và nguyên tắc cơ bản sau đây:
+ Thứ nhất, về nguyên tắc, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Các danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật Đầu tư 2020.
+ Thứ hai, điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Theo đó, điều kiện đầu tư kinh doanh phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư. Về cơ bản, đối với ngành nghề có điều kiện này, doanh nghiệp phải có người hoạt động trong ngành nghề đó có chứng chỉ hành nghề. Chỉ những cá nhân có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về ngành nghề nhất định thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề.
+ Thứ ba, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Thực tế, hiện nay, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, Nhà nước đã quy định rõ về việc đầu tư kinh doanh các ngành nghề này phải tuân thủ các nội dung nhất định sau đây:
+ Điều kiện tiên quyết nhất khi tiến hành đăng ký kinh các ngành nghề có điều kiện, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải xác định được đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
+ Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh cũng cần được xác định một cách đầy đủ, chi tiết và rõ ràng.
+ Các nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh cũng cần được đảm bảo thể hiện khi tiến hành đầu tư các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
+ Khi tiến hành đăng ký kinh doanh các loại hình kinh doanh có điều kiện, cá nhân, tổ chức phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ về mặt hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, việc đăng ký kinh doanh các loại hình kinh doanh có điều kiện đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy phép kinh doanh. Trong giấy phép kinh doanh phải có thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác.
– Một vấn đề quan trọng khác trong việc đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện là vốn pháp định. Đối với các ngành, lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao của các doanh nghiệp, vốn pháp định yêu cầu phải đạt được mức tối thiểu đối với từng ngành, lĩnh vực đó. Điều này góp phần xác định năng lực hoạt động của doanh nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể giao dịch với doanh nghiệp đó.
2. Trình tự thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
– Đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện là việc doanh nghiệp lựa chọn một loại hình kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện nhất định theo quy định của Nhà nước thì mới được cấp giấy phép kinh doanh. Thực tế, có rất nhiều loại hình kinh doanh không cần có điều kiện nhưng vẫn được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Người ta gọi đó là những loại hình kinh doanh tự do. Khác với các loại hình kinh doanh tự do đó, ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng được những điều kiện cần và đủ. Chỉ khi các điều kiện đó được đảm bảo tuân thủ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới tiến hành cấp giấy phép kinh doanh.
– Hiện nay, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư và được sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 gồm 243 ngành, nghề với số lượng ngành, nghề này, các doanh nghiệp được chủ động lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
– Để được kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì các doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định sau đây:
+ Thứ nhất, giám đốc, người đứng đầu hoặc cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề là yêu cầu quan trọng nhất, yêu cầu tiên quyết nhất cần phải có. Nó được xem là điều kiện cần để các doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh.
+ Thứ hai, tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau được quy định trong pháp luật chuyên ngành mà yêu cầu số lượng cá nhân có giấy chứng nhận hành nghề và vị trí của người có giấy chứng nhận hành nghề trong doanh nghiệp cũng khác nhau.
+ Thứ ba, chứng chỉ hành nghề phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.
– Để được đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cá nhân, người chịu trách nhiệm với doanh nghiệp phải tiến hành đầy đủ theo các quy trình, thủ tục nhất định. Về cơ bản, quy trình đăng ký kinh doanh các ngành nghề có điều kiện phải tuân thủ theo các trình tự nhất định sau đây:
+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp; lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Đồng thời, kèm theo hồ sơ trên, cá nhân, người liên quan cần chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Giám đốc, người đứng đầu hoặc cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp lựa chọn đặt tên công ty; Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty; Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh; Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty; Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
+ Bước 2: Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh là sở kế hoạch đầu tư hoặc nộp hồ sơ thông qua cổng thông tin điện tử. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải
Như vậy, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện nhất định nêu trên. Việc Nhà nước đưa ra những quy chuẩn khắt khe, nhất quán, cụ thể về vấn đề này giúp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra theo khuôn khổ, công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động doanh nghiệp này cũng đạt được hiệu quả cao hơn.