Công ty tôi đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm sinh học xử lý bùn đáy ao nuôi tôm. Hiện nay công ty chúng tôi muốn đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học cần những giấy tờ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật TNHH Dương Gia. Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là Hồng Đạt nhân viên công ty TNHH Môi Trường Quốc Tế (IEC), một công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Công ty IEC đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm sinh học xử lý bùn đáy ao nuôi tôm. Hiện nay công ty chúng tôi muốn đưa sản phẩm này ra thì trường nên cần tìm hiểu và sử dụng Dịch vụ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học của quý công ty. Tôi gửi email này bao gồm thông tin về công ty IEC cùng với thành phần, công dụng và quy trình sản xuất sơ bộ của chế phẩm sinh học xử lý bùn đáy ao tôm. Rất mong nhận được sự tư vấn về qui trình, thủ tục, các giấy tờ cần thiết cũng như thời gian thực hiện và chi phí dịch vụ của quý công ty.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 12 Thông tư 19/2010/TT-BTNMT quy định đăng ký lưu hành nghề chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam: Hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học bao gồm:
“1. Văn bản đề nghị đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc tương đương, có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
3. Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học.
4. Phiếu kết quả kiểm nghiệm hoặc phân tích chất lượng chế phẩm sinh học của đơn vị có chức năng kiểm định trong nước hoặc nước ngoài.
5. Bản tóm tắt giới thiệu chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này và các tài liệu có liên quan:
a) Thành phần;
b) Đặc tính, hiệu quả, hướng dẫn sử dụng, bảo quản;
c) Tính an toàn đối với sức khỏe con người và sinh vật;
d) Tài liệu về xuất xứ chủng gốc vi sinh vật đối với chế phẩm vi sinh vật.
6. Biên bản đánh giá của Hội đồng khoa học cấp quản lý đối với những chế phẩm sinh học là kết quả đề tài nghiên cứu khoa học.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
7. Kết quả thử hoặc khảo nghiệm chế phẩm sinh học (nếu có).
8. Nhãn, hình thức bao gói chính thức đề nghị lưu hành kèm theo tờ hướng dẫn bảo quản, sử dụng chế phẩm sinh học và những cảnh báo rủi ro đối với sức khỏe con người và sinh vật.
9. Văn bằng bảo hộ sáng chế hoặc cam kết không vi phạm các qui định về sở hữu trí tuệ đối với các chế phẩm sản xuất trong nước đề nghị đăng ký lưu hành theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này; Giấy phép lưu hành chế phẩm sinh học do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với chế phẩm sinh học nhập khẩu.
10. Kế hoạch khảo nghiệm chi tiết, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: nội dung khảo nghiệm, thời gian, địa điểm và cơ quan khảo nghiệm đối với chế phẩm sinh học chưa có kết quả khảo nghiệm được công nhận.”
* Thời gian thực hiện: Căn cứ vào kết quả đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học của Hội đồng, trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận lưu hành cho từng loại chế phẩm sinh học đã đăng ký. Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài