Trình tự thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần? Lưu ý về điều kiện chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần? Cách thức chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần?
Có nhiều lí do dẫn đến việc các cổ đông muốn chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho người khác, tuy nhiên việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập cần phải thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định và đi kèm với điều kiện cụ thể. Vậy để trả lời cho câu hỏi Trình tự thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần? Luật Dương Gia sẽ giải đáo giúp bạn về vấn đề này
Mục lục bài viết
1. Chuyển nhượng cổ phần là gì?
Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Bản chất của cổ phần là vốn điều lệ trong công ty cổ phần hay nói khác đi, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (điểm a Khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014).
Chuyển nhượng cổ phần là hình thức chuyển giao quyền sở hữu cổ phần trong công ty từ cổ đông góp vốn cũ trong công ty cổ phần sang cổ đông mới khác, chuyển nhượng cổ phần chỉ được thực hiện trong trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật trừ một số trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 119 và Khoản 1 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014.
2. Nội dung về thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Theo Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.
4. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.
6. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
7. Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.”
Như vậy, theo quy định của luật doanh nghiệp thì có ba cách chuyển nhượng cổ phần:
- Chuyển nhượng cổ phần bằng hợp đồng theo cách thông thường
- Chuyển nhượng cổ phần thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán
- chuyển nhượng cổ phần cho người được thừa kế
3. Lưu ý về điều kiện chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Rất nhiều khách hàng bỏ qua bước tìm hiểu quy định về chuyển nhượng cổ phần gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quá trình thực hiện. Do đó, mục đầu tiên này chúng tôi sẽ dành để giới thiệu một số quy định quan trọng liên quan đến với chuyển nhượng. Tại khoản 1 Điều 110, khoản 1 Điều 126 và khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2014 đã đề cập tương đối rõ ràng về một số quy định về chuyển nhượng cổ phần. Theo đó:
– Cổ đông sáng lập công ty có quyền thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn 3 năm tính từ thời điểm có Giấy đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các hạn chế này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Ngoài ra, căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 108/2018/NĐ – CP: Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 112 Luật doanh nghiệp và bị xóa tên khỏi Danh sách cổ đông sáng lập của công ty.
Căn cứ quy định nêu trên, khi cổ đông sáng lập mà muốn chuyển nhượng cổ phần sẽ không phải nộp hồ sơ tới phòng đăng ký kinh doanh để ghi nhận thông tin cổ đông mới mà có thể làm nội bộ chuyển nhượng trong doanh nghiệp.
– Cá nhân, tổ chức được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người khác nếu Đại hội đồng cổ đông chấp nhận
– Cổ đông là các cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần biểu quyết không được tặng, bán cổ phần cho người khác
– Điều lệ công ty quy định rõ ràng những hạn chế chuyển nhượng cần phải tuân thủ
4. Thủ tục chuyển nhượng trong công ty
Điều kiện chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần được pháp luật quy định rất rõ ràng. Tuy nhiên, thủ tục chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là một những thủ tục phức tạp. Bởi lẽ, vì cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần gồm nhiều thành viên, có sự hạn chế chuyển nhượng đối với các cổ đông sáng lập. Đồng thời, vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều loại cổ phần như cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi, cổ phần hoàn lại,…Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:
+ Điều kiện chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần;
+ Thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần;
+ Nội dung
+ Tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
4.1. Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần:
– Về điều kiện chuyển nhượng cổ phần của cổ đông.
“d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.” ( Điểm d, khoản 1 Điều 110 Luật Doanh Nghiệp 2014).
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 3 Điều 119 Luật Doanh Nghiệp 2014
“3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lậpcó quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.”
Và quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Doanh Nghiệp 2014
“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.”
Theo thông tin anh cung cấp, công ty trên thành lập năm 2009, đến nay đã được 6 năm, do vậy không bị hạn chế quyền chuyển nhượng theo khoản 3 Điều 119. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này chỉ được thực hiện nếu điều lệ công ty không quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
– Về thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm:
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng- Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần.
- Bản sao, chứng thực cá nhân của cổ đông chuyển nhượng và người được chuyển nhượng hoặc của người được ủy quyền bằng văn bản ủy quyền.
4.2. Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:
Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cỏ phẩn.
Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.
Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.
Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định.
Trong trường hợp là cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần làm thay đổi thông tin cổ đông sáng lập thì cần gửi thông báo đến phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký Theo Khoản 16 Điều 1 Nghị định 108/2018 sửa đổi, bổ sung
- Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập đối với cổ đông sáng lập là tổ chức hoặc họ, tên, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân;
- Họ, tên, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
4.3. Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông:
Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông.
Tiến hành đăng ký cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên với Cơ quan đăng ký kinh doanh (nếu có).
Công ty cổ phần hiện nay đang chiếm một số lượng lớn trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, trên phương diện pháp luật công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu. Trong mô hình này, vốn góp của công ty cổ phần được chia thành từng phần bằng nhau và gọi chung là cổ phần.\
5. Cách thức chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần:
Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch bên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch bên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Như vậy, ta nhận thấy, việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch bên thị trường chứng khoán.
– Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng:
Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký.
– Trường hợp giao dịch bên thị trường chứng khoán:
Trường hợp giao dịch bên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.