Trình tự, thủ tục chỉnh sửa tên trên bằng tốt nghiệp cấp 3. Trình tự, thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.
Trình tự, thủ tục chỉnh sửa tên trên bằng tốt nghiệp cấp 3. Trình tự, thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu chào luật sư! Cháu có một thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp giúp! Cháu có sửa đổi lại tên và hoàn thiện các giấy tờ liên quan, nhưng bằng cấp 3 cháu chua kịp làm lại thì bị mất! Vậy giờ cháu muốn xin cấp lại thì phải làm thế nào? Cháu cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như bạn trình bày, bạn bị mất bằng tốt nghiệp cấp 3. Hiện nay theo quy định, bạn sẽ không được cấp lại bằng tốt nghiệp cấp 3 bản chính, do đó bạn sẽ thực hiện thủ tục cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp cấp 3 theo quy định tại Điều 34 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT như sau:
– Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 33 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT thì còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.
+ Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 34 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, cơ sở giáo dục cấp bản sao.
– Cơ quan, cơ sở giáo dục đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, cơ sở giáo dục có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
+ Trường hợp không cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cho người yêu cầu thì cơ quan, cơ sở giáo dục phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Thời hạn cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được thực hiện như sau:
+ Ngay trong ngày cơ quan, cơ sở giáo dục tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 (ba) giờ chiều.
Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, cơ sở giáo dục nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến;
+ Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, cơ sở giáo dục không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.
– Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải trả lệ phí cấp bản sao. Nếu yêu cầu gửi qua đường bưu điện thì người yêu cầu còn phải trả cước phí bưu điện cho cơ quan, cơ sở giáo dục cấp bản sao.
Như vậy, để được cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ bản gốc thì bạn phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân). Nếu hiện tại Giấy chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) của bạn đã thực hiện thay đổi tên thì bạn phải mang theo giấy khai sinh hoặc Quyết định thay đổi hộ tịch.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật chỉnh sửa bằng tốt nghiệp: 1900.6568
Sau đó bạn thực hiện thủ tục chỉnh sửa tên trên bằng tốt nghiệp cấp 3 theo quy định tại Điều 26 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT như sau:
– Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ:
+ Đơn đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;
+ Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;
+ Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
+ Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ lịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;
+ Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;
Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 26 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT có thể là bản sao không có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.
– Nếu cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì có quyền yêu cầu người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
– Nếu tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.