Trong một số trường hợp, tổ chức sẽ bị thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Cụ thể trình tự thu hồi Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?
- 2 2. Điều kiện về năng lực hoạt động xây dựng:
- 3 3. Trường hợp nào tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?
- 4 4. Trình tự thu hồi Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
- 5 5. Mẫu đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
1. Thế nào là chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là bản đánh giá năng lực thu gọn của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. Đồng thời, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là điều kiện, quyền hạn, năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có mã số gồm 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức.
Khi tổ chức có cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực đã được cấp thì mã số chứng chỉ cũng sẽ không thay đổi.
2. Điều kiện về năng lực hoạt động xây dựng:
Các lĩnh vực tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm: Khảo sát xây dựng; Lập thiết kế quy hoạch xây dựng; Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; Thi công xây dựng công trình; Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
Các công việc tổ chức tham gia không đòi hỏi phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, cụ thể gồm:
– Hoạt động thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
– Hoạt động thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình.
– Hoạt động quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án.
– Hoạt động thiết kế, giám sát, thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng (ví dụ trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác) không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình.
– Thực hiện giám sát, thi công nội thất công trình.
– Thực hiện hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ hay các khu công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình trên.
3. Trường hợp nào tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?
Căn cứ khoản 2 Điều 84 Nghị định cố 15/2021/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm:
– Tổ chức không còn đáp ứng các điều kiện năng lực hoạt động xây dựng như quy định.
– Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực rơi vào tình trạng chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hoặc phá sản.
– Có hành vi giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực.
– Sử dụng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho cá nhân, tổ chức khác mượn sử dụng.
– Có hành vi tẩy xóa, sửa chữa nhằm mục đích làm sai lệch nội dung chứng chỉ năng lực.
– Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không đúng thẩm quyền.
– Chứng chỉ năng lực bị ghi sai, nguyên nhân xuất phát từ lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực.
– Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định.
4. Trình tự thu hồi Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực ban hành quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực.
Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm:
– Đối với chứng chỉ năng lực hạng I: cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng.
– Đối với chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III: Sở Xây dựng.
Thời gian thực hiện thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là trong vòng 10 ngày, tính từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra, trong đó, có kiến nghị thu hồi chứng chỉ năng lực hoặc khi phát hiện hoặc có căn cứ xác định một trong các trường hợp thu hồi chứng chỉ năng lực.
Lưu ý: nếu như sau khi kiểm tra nếu cơ quan có thẩm quyền không thu hồi thì phải có văn bản nêu rõ ý kiến gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có kiến nghị thu hồi.
Bước 2: Gửi quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực cho tổ chức bị thu hồi.
Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền đăng tải trên trang thông tin điện tử.
Sau đó, tiến hành gửi thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
Thời gian giải quyết là trong vòng 05 ngày làm việc, tính từ ngày ban hành quyết định.
Bước 3: Tổ chức bị thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có trách nhiệm nộp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (bản gốc) cho cơ quan ra quyết định.
Nếu như tổ chức bị ra quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực không thực hiện việc nộp lại chứng chỉ bản gốc thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ và gửi cho tổ chức bị tuyên hủy chứng chỉ và đăng tải trên trang thông tin điện tử. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tuyên hủy chứng chỉ gửi các thông tin để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
5. Mẫu đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
Theo quy định, hồ sơ yêu cầu cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gồm:
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
– Quyết định thành lập tổ chức (áp dụng cho trường hợp có quyết định thành lập).
– Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
– Trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực cần chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Hợp đồng và
– Các tài liệu khác.
Dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………, ngày……. tháng……. năm…… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền)
1. Tên tổ chức:…………
2. Địa chỉ trụ sở chính:…………..
3. Số điện thoại:…………… Số fax:………..
4. Email:……….Website:…………
5. Người đại diện theo pháp luật (1):
Họ và tên:………..Chức vụ:………….
6. Mã số doanh nghiệp/Quyết định thành lập số:………Nơi cấp:………… Ngày cấp:
7. Ngành nghề kinh doanh chính:………..
8. Mã số chứng chỉ năng lực (nếu có):
Số Chứng chỉ:………. Ngày cấp…….. Nơi cấp:………
Lĩnh vực hoạt động xây dựng:…………
9. Danh sách cá nhân chủ nhiệm, chủ trì, cá nhân có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề và cá nhân tham gia, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan của tổ chức
a) Danh sách cá nhân chủ nhiệm, chủ trì, cá nhân có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề:
STT | Họ và tên | Vị trí/Chức danh | Số chứng chỉ hành nghề | Điện thoại liên hệ |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
b) Danh sách cá nhân tham gia, công nhân kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực cấp chứng chỉ:
STT | Họ và tên | Vị trí/chức danh | Trình độ chuyên môn | Điện thoại liên hệ |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
10. Kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ:
STT | Nội dung hoạt động xây dựng (Ghi rõ lĩnh vực hoạt động và vai trò: nhà thầu chính, nhà thầu phụ, tổng thầu; Nội dung công việc thực hiện) | Thông tin dự án/ công trình (Ghi rõ tên dự án/công trình; nhóm dự án; loại, cấp công trình; quy mô kết cấu, công suất, vị trí xây dựng) | Chủ đầu tư (Tên chủ đầu tư, số điện thoại liên hệ) | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
11. Kê khai máy móc, thiết bị (đối với tổ chức thi công xây dựng, tổ chức khảo sát xây dựng)
STT | Loại máy móc, thiết bị phục vụ thi công | Số lượng | Công suất | Tính năng | Nước sản xuất | Năm sản xuất | Sở hữu của tổ chức hay đi thuê | Chất lượng sử dụng hiện nay |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng với nội dung như sau:
Lĩnh vực hoạt động:……… Hạng:…………
□ Cấp lần đầu ; cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực
□ Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực
□ Cấp lại chứng chỉ năng lực
Lý do đề nghị cấp lại chứng chỉ:…………
□ Gia hạn chứng chỉ năng lực
(Tên tổ chức) chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của hồ sơ và các nội dung kê khai trong đơn và cam kết hoạt động xây dựng theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
Ghi chú:
(1) Thay thế các thông tin người đại diện theo pháp luật (họ và tên, chức vụ), địa chỉ trụ sở chính; ngành nghề kinh doanh chính bằng mã số doanh nghiệp đối với tổ chức đã được cấp mã số doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.