Hiện nay, tại Việt Nam kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, thực hiện kiểm toán việc sử dụng và quản lý tài chính, tài sản công, giúp vấn đề tài chính của nhà nước được minh bạch, hạn chế tham nhũng. Vậy quy định về trình tự lập và thẩm định báo cáo kiểm toán Nhà nước như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trình tự lập và thẩm định báo cáo kiểm toán Nhà nước:
Kiểm toán nhà nước là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi công chức của cơ quan Nhà nước để nhằm mục đích kiểm toán tình hình tuân thủ của doanh nghiệp. Những cơ quan kiểm toán có chức năng sẽ thực hiện kiểm tra và xác nhận tính phù hợp, đúng đắn của sổ sách, chứng từ, các số liệu của cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp,…
Dưới đây là trình tự thực hiện lập và thẩm định báo cáo kiểm toán Nhà nước:
Bước 1: Tiến hành lập dự thảo báo cáo kiểm toán:
– Tập hợp lại bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán:
+ Trách nhiệm của trường đoàn sẽ chỉ đạo tập hợp lại những văn bản, tài liệu cần thiết, các bằng chứng kiểm toán thích hợp, kết quả kiểm toán để nhằm lập dự thảo báo cáo kiểm toán theo quy định.
+ Trưởng đoàn tổ chức có trách nhiệm phân loại, tổng hợp, sau đó soát xét bằng chứng kiểm toán, ước tính những sai sót trong tổng thể theo đúng các tiêu chí phù hợp với từng lĩnh vực kiểm toán và phù hợp với các nội dung, biểu mẫu báo cáo kiểm toán.
Trường đoàn phải có trách nhiệm đề xuất ý tiến hành bổ sung thủ tục kiểm toán tiếp theo hoặc lựa chọn việc đưa ra ý kiến kiểm toán về nội dung kiểm toán đó trong trường hợp không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận về nội dung kiểm toán và lập dự thảo báo cáo kiểm toán.
– Thực hiện lập dự thảo báo cáo kiểm toán:
Trưởng đoàn lập dự thảo báo cáo kiểm toán trên cơ sở kết quả tổng hợp tình hình và số liệu kiểm toán.
Đảm bảo rằng báo cáo kiểm toán phải đáp ứng các yêu cầu, quy định của kiểm toán nhà nước.
– Tiến hành thảo luận, lấy ý kiến thành viên Đoàn kiểm toán:
Trưởng đoàn sẽ phải có trách nhiệm tổ chức thảo luận trong Đoàn kiểm toán với mục đích để lấy ý kiến tham gia của các thành viên đoàn kiểm toán vào dự thảo kiểm toán.
Thực hiện xem xét và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thành viên đoàn kiểm toán.
Tiến hành hoàn thiện báo cáo kiểm toán.
Bước 2: Thực hiện xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán:
Thẩm quyền xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán thuộc về kế toán trưởng.
– Đoàn kiểm toán có trách nhiệm trình dự thảo báo cáo kiểm toán cho Kiểm toán trưởng để thực hiện việc xét duyệt. Bên cạnh đó đoàn kiểm toán sẽ tóm lược lại những kể quả quan trọng cho Tổng kiểm toán nhà nước.
– Thành lập Tổ thẩm định: việc thành lập tổ thẩm định này thuộc về kiểm toán trưởng.
Trước khi Kiểm toán trưởng tổ chức họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán thì Tổ thẩm định và tổ kiểm soát chất lượng phải có trách nhiệm thẩm định, kiểm soát dự thảo báo cáo kiểm toán.
– Việc tổ chức xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán sẽ thuộc về thẩm quyền của kiểm toán trưởng.
– Theo kết luận của Kiểm toán trưởng tại cuộc họp xét duyệt báo cáo kiểm toán thì trưởng đoàn hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán.
– Trước khi Kiểm toán trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán, tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với cuộc kiểm toán tổ chức soát xét việc bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán.
– Đối với dự thảo báo cáo kiểm toán đã hoàn thiện, Kiểm toán trưởng sẽ trình Tổng kiểm toán nhà nước cùng với các hồ sơ và tài liệu có liên quan.
– Bên cạnh đó, kiểm toán trưởng sẽ gửi các Vụ chức năng kiểm soát, thẩm định theo quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Bước 3: Tổng kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán:
– Việc thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán sẽ được tổng kiểm toán nhà nước giao cho những đơn vị nào có chức năng kiểm toán thực hiện.
– Sau đó, tại cuộc họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán Vụ tổng hợp sẽ lập dự thảo thông báo kết luận của Tổng kiểm toán nhà nước. Đồng thời phối hợp với Văn phòng Kiểm toán nhà nước trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt trước khi ban hành.
Bước 4: Thông báo kết quả kiểm toán:
– Kiểm toán trưởng thống nhất với đơn vị được kiểm toán tổ chức hội nghị thông báo kết quả kiểm toán sau khi được sự thống nhất, đồng ý của Tổng kiểm toán nhà nước.
Bước 5: Tiến hành trình phát hành báo cáo kiểm toán:
– Trách nhiệm của kiểm toán trưởng: chỉ đạo Trưởng đoàn hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán theo ý kiến kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước.
– Sau đó kiểm toán trưởng sẽ trình Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo kiểm toán đã hoàn thiện.
Bước 6: Thực hiện phát hành báo cáo kiểm toán:
– Trách nhiệm của Vụ tổng hợp: thực hiện rà soát, kiểm tra và đảm bảo về nội dung, các thủ tục, trình tự lập báo cáo kiểm toán.
– Tổ kiểm toán: tiến hành lập thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
– Thực hiện phát hành, gửi báo cáo kiểm toán đúng quy định.
2. Thành viên đoàn kiểm toán nhà nước phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ Điều 4 Quyết định số 08/2023/QĐ-KTNN quy định điều kiện của thành viên đoàn kiểm toán nhà nước như sau:
– Trong suốt quá trình kiểm toán, thành viên đoàn kiểm toán phải tuân thủ Luật kiểm toán nhà nước; Luật Phòng, chống tham nhũng và nâng cao đạo đức công vụ để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Hệ thống CMKTNN; Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước; Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán và nâng cao chất lượng lập báo cáo kiểm toán; các quy định khác của Kiểm toán nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
– Đối với những quy định trong quy trình kiểm toán là phải nắm bắt được đầy đủ.
– Trường đoàn kiểm toán phải có trách nhiệm chỉ đạo thành viên trong đoàn thực hiện đầy đủ những công việc sau:
+ Ghi chép, tập hợp đầy đủ kết quả kiểm toán cụ thể của từng bước công việc vào hồ sơ kiểm toán.
+ Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán, kỹ thuật công nghệ cao để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán.
+ Tổng hợp kết quả kiểm toán, báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch với cấp trên theo định kỳ.
+ Phải tiến hành hoàn thành các nội dung công việc trong kế hoạch kiểm toán theo đúng yêu cầu.
– Trách nhiệm của trưởng đoàn kiểm toán phải giám sát, kiểm tra công việc của thành viên đoàn kiểm toán một cách thường xuyên và sát sao.
– Thực hiện lập và lưu trữ tài liệu, hồ sơ kiểm toán theo đúng quy định.
– Phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước với những cuộc kiểm toán liên quan đến bí mật nhà nước hoặc có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước.
3. Thời gian thực hiện lập và thẩm định báo cáo kiểm toán nhà nước:
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quyết định số 01/2022/QĐ-KTNN quy định thời hạn như sau:
– Công việc lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian là tối đa 45 ngày tính từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
– Đối với công việc kiểm toán ngân sách địa phương, cuộc kiểm toán việc quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công tại các bộ, cơ quan trung ương: thời gian thực hiện là 60 ngày.
– Đối với cuộc kiểm toán có quy mô lớn, tính chất phức tạp: thời gian thực hiện tối đa là 60 ngày tính từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị kiểm toán.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Quyết định số 01/2022/QĐ-KTNN ban hành quy định trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước.
Quyết định số 08/2023/QĐ-KTNN ban hành quy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nước.
THAM KHẢO THÊM: