Trình tự cưỡng chế nhà xây dựng trái phép. Thẩm quyền ra quyết đinh cưỡng chế.
Trình tự cưỡng chế nhà xây dựng trái phép. Thẩm quyền ra quyết đinh cưỡng chế.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi muốn hỏi các bước, trình tự cưỡng chế công trình xây dựng đối với trường hợp xây dựng nhà trên đất trồng lúa ở nông thôn, miền núi. Đối với trường hợp đất ở khu vục nông thôn có thể áp dụng Nghị định 180/2007/NĐ-CP được không? Hay áp dụng quy định nào?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 180/2007/NĐ-CP;
– Nghị định 102/2014/NĐ-CP;
– Thông tư
2. Luật sư tư vấn:
Hiện nay, Nghị định 180/2007/NĐ-CP đã hết hiệu lực, hiện nay với hành vi xây nhà trên đất trồng lúa sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
Căn cứ Khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép như sau:
"3. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên."
Ngoài việc bị phạt tiền thì người có hành vi vi phạm còn phải bị buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Trình tự cưỡng chế đối với công trình xây dựng nhà ở trên đất trồng lúa tại nông thôn được áp dụng theo Thông tư
– Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hành chính công trình xây dựng trong lĩnh vực đất đai;
– Quá thời hạn quy định mà đối tượng bị xử phạt không chấp hành thời hạn ghi trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả mà đối tượng bị xử phạt không chấp hành hoặc chưa chấp hành xong các biện pháp khôi phục lại tình trạng của đất thì trong trường hợp không phải tháo dỡ nhà ở hoặc công trình xây dựng trái pháp luật trên đất thì người ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào điều kiện thực tế, khả năng phục hồi của đất, điều kiện về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế để thuê tổ chức, cá nhân khác có đủ năng lực về chuyên môn, kỹ thuật thực hiện việc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm, khắc phục tình trạng làm suy giảm chất lượng đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đất. Chi phí trả cho việc thuê tổ chức, cá nhân khác được tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
+ Trong thời hạn ba (3) ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong việc cưỡng chế, người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế về số tiền phải hoàn trả lại ngân sách nhà nước. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người ra quyết định cưỡng chế, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm hoàn trả chi phí cưỡng chế nêu trong thông báo. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế không hoàn trả chi phí nói trên thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Thông tư này để thu hồi tiền tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
+ Trường hợp phải tháo dỡ nhà ở hoặc công trình xây dựng trái pháp luật trên đất thì người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức lực lượng, phương tiện và yêu cầu các cơ quan có liên quan phối hợp để cưỡng chế tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng trên đất. Chi phí cưỡng chế hành chính được tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
Trong thời hạn ba (3) ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong việc cưỡng chế, người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế về số tiền phải hoàn trả lại ngân sách nhà nước. Đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm hoàn trả chi phí cho việc cưỡng chế trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế không hoàn trả chi phí nói trên thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế khấu trừ hoặc kê biên tài sản để thu hồi tiền tạm ứng từ ngân sách nhà nước.