Trình độ sáng tạo của sáng chế là một trong những điều kiện bắt buộc phải có thì mới được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng độc quyền sáng chế . Vậy trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định thế nào?
Những nội dung thể hiện các quy định về trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định cụ thể tại Điều 61 của Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Sáng chế được hiểu là sáng chế có trình độ sáng tạo, tính chất này sẽ căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, oặc được tiến hành mô tả bằng văn bản, thậm chí là dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Có thể nói, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Giải pháp kỹ thuật được biết đến là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ và không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.
Đồng thời các quy định về trình độ sáng tạo của sáng chế cũng đã được ghi nhận tại Mục 25.6 Thông tư
– Phải đảm bảo nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc:
Khi cá nhân tiến hành hoạt động đánh giá trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật thì cần đảm bảo tối thiểu điều kiện l tra cứu thông tin trong nguồn bắt buộc đã được thể hiện rõ tại điểm 25.5.a của Thông tư này;
– Tiến hành các hoạt động đánh giá trình độ sáng tạo
Khi thực hiện việc đánh giá trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn yêu cầu thì phải sử dụng cách đánh giá dấu hiệu cơ bản khác biệt đã nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ để đưa ra kết luận:
+ Khi căn cứ vào các dấu hiệu (các dấu hiệu) cơ bản khác biệt thì có bị coi là đã được bộc lộ trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc;
+ Việc tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt thì có thể coi đó là tính hiển nhiên đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng hay không.
Có thể thấy với một điểm thuộc phạm vi (yêu cầu) bảo hộ, giải pháp kỹ thuật được coi là có trình độ sáng tạo nếu việc đưa dấu hiệu cơ bản khác biệt vào tập hợp các dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật là kết quả của hoạt động sáng tạo và không phải là kết quả hiển nhiên của hiểu biết thông thường trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
– Trong các trường hợp sau đây (nhưng không phải chỉ trong các trường hợp đó), ứng với một điểm thuộc phạm vi bảo hộ, giải pháp kỹ thuật bị coi là không có trình độ sáng tạo:
+ Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính hiển nhiên (bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng cũng biết rằng để thực hiện chức năng đã định hoặc để đạt được mục đích đã định tất yếu phải sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó và ngược lại khi sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó thì tất yếu phải đạt được mục đích hoặc thực hiện được chức năng tương ứng);
+ Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt đã được bộc lộ dưới dạng đồng nhất hoặc tương đương trong một/một số giải pháp kỹ thuật nào đó đã biết trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc;
+ Giải pháp kỹ thuật là sự kết hợp đơn giản của các giải pháp kỹ thuật đã biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản chức năng, mục đích và hiệu quả của từng giải pháp kỹ thuật đã biết.
2. Phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình khi sáng chế không có trình độ sáng tạo?
Sáng chế được biết đến là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Hiện nay để bảo hộ sáng chế thì cá nhân có thể lựa chọn một trong hai hình thức nếu đảm bảo đủ điều kiện theo luật định: Có thể là bảo hộ bằng độc quyền sáng chế, hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Thông thường thì sáng chế sẽ phải có đầy đủ 3 yếu tố tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp thì mới được bảo hộ bằng hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế, còn trong trường hợp sáng chế đó có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp nhưng lại không có trình độ sáng tạo thì vẫn có khả năng được pháp luật bảo hộ nhưng hình thức bảo hộ sẽ là bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình mặc dù sáng chế không đủ điều kiện để được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế thì thay vào đó sẽ thực hiện thủ tục để cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích, cụ thể thực hiện như sau:
2.1. Bộ hồ sơ đăng ký bằng độc quyền giải pháp hữu ích sẽ gồm các tài liệu và giấy tờ sau:
– Cá nhân cần tuân thủ theo quy định và chuẩn bị 02 tờ khai đăng ký giải pháp hữu ích của sản phẩm hoặc dịch vụ;
– Bên cạnh đó là không thể thiếu 02 bản mô tả cụ thể giải pháp hữu ích của sản phẩm hoặc dịch vụ (bao gồm cả phạm vi bảo hộ);
– 2 bản tóm tắt giải pháp hữu ích của sản phẩm hoặc dịch vụ là một trong những tài liệu quan trọng cần chuẩn bị để hoàn thành được thủ tục này.
– Cùng với đó, cá nhân hoàn tất được nghĩa vụ của mình trong nộp phí lệ phí và nộp lại chứng từ nộp phí và lệ phí;
– Một số các tài liệu khác (nếu có):
+ Nếu trong trường hợp cá nhân không tự mình thực hiện hồ sơ yêu cầu được bảo hộ thì lập
+ Có thể có thêm Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
+ Các tài liệu xác nhận quyền đăng ký giải pháp hữu ích của sản phẩm hoặc dịch vụ (nếu như được thụ hưởng từ người khác) cũng sẽ được gửi kèm bộ hồ sơ này;
+ Một số các tài liệu chứng minh quyền ưu tiên giải pháp hữu ích của sản phẩm hoặc dịch vụ.
2.2. Quy trình thẩm định và cấp bằng:
Cá nhân cần tuân thủ các quy trình sau đây để được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thẩm định và cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích, cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Hồ sơ sau khi được chuẩn bị hợp lệ theo nội dung đã hướng dẫn ở nội dung trên thì cá nhân đem nộp tại cơ quan sau:
– Tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp đến trụ sở Cục Sở Hữu Trí Tuệ Tại Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh;
– Cũng có thể lựa chọn nộp hồ sơ online website trực tuyến của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
– Cá nhân được nộp hồ sơ qua đường bưu điện VNPost, Viettel Post,…tuy nhiên thời gian để được tiếp nhận có thể sẽ bị kéo dài hơn do vận chuyển.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký sáng chế
Hiện nay, thời gian xử lý đơn đăng ký bằng sáng chế là trong vòng 1 tháng kể từ ngày Cục Sở Hữu trí tuệ tiếp nhận đơn nếu hồ sơ yêu cầu đã hợp lệ. Trong trường hợp này thì Cục Sở Hữu trí tuệ sẽ đưa ra thông báo đã chấp thuận đến thông tin mà bạn đăng ký bằng sáng chế;
Nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ thì Cục Sở Hữu trí tuệ sẽ có trách nhiệm soạn thảo và gửi thông báo từ chối chấp nhận đơn đến bạn, đồng thời cũng sẽ nêu rõ lý do và yêu cầu cần chỉnh sửa đơn. Thời gian sửa đơn để cá nhân thực hiện tối đa là hai tháng, nếu như đã được hướng dẫn mà không chỉnh đúng theo thời hạn, thì Cục Sở Hữu trí tuệ sẽ quyết định từ chối đơn đăng ký.
Bước 3: Thực hiện việc công bố đơn sáng chế
Qua quá trình tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ mà cơ quan có thẩm quyền đã có thông báo đăng ký đơn hợp lệ chính thức thì sẽ công bố đơn Công báo sở hữu công nghiệp. Thời gian công bố đơn công khai là hai tháng kể từ ngày đơn đăng ký được chấp thuận.
Bước 4: Thời gian thẩm định nội dung đã đăng ký
Đơn đăng ký sáng chế sẽ được tiến hành thẩm định trong 36 tháng, tính từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố đơn đăng ký.
Bước 5: Thực hiện việc cấp bằng sáng chế
Nếu đã trải qua các giai đoạn nêu trên mà hồ sơ thẩm định đảm bảo điều kiện thì sẽ tiến hành cấp bằng. Đối với sáng chế không đạt đủ những điều kiện nêu trên, Cục Sở Hữu trí tuệ có quyền ra quyết định từ chối từ cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, nêu lý do để đối tượng đề nghị biết thông tin.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật sở hữu trí tuệ;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BKHCN 2017 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.