Hình phạt tù chung thân là một trong những hình phạt chính của hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015. Dưới đây là khái niệm và một số đặc điểm của hình phạt tù chung thân.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hình phạt tù chung thân:
Hiện nay, hình phạt được coi là phương tiện quan trọng trong việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Hệ thống hình phạt bao gồm những hình phạt được quy định trong luật hình sự có phương thức liên kết với nhau theo một trật tự nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Bộ luật hình sự năm 2015, có ghi nhận hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 và do tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm mục đích tước bỏ hoặc hạn chế quyền lợi hợp pháp của người và pháp nhân thương mại đó. Hiện nay có 7 hình phạt chính được quy định cụ thể tại Điều 32 của Bộ luật hình sự năm 2015 bao gồm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Cải tạo không giam giữ;
– Trục xuất;
– Tù có thời hạn;
– Tù chung thân;
– Tử hình.
Có thể hiểu, tù chung thân là hình phạt đặc biệt và có tính chất nghiêm khắc cao thể hiện ở chỗ, hình phạt này tước bỏ quyền tự do của người bị kết án không thời hạn, cách ly vĩnh viễn người bị kết án ra khỏi môi trường và ra khỏi đời sống xã hội bình thường nhằm mục đích cải tạo trong cơ sở giam giữ. Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản giữa tù chung thân và tù có thời hạn. Tù chung thân là hình phạt nặng hơn tù có thời hạn nhưng nhẹ hơn hình phạt tử hình. Có thể hiểu là, người bị kết án phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội nhưng nếu tước bỏ quyền sống của họ bằng hình phạt tử hình thì quá nặng mà áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì chưa đủ tính răn đe. Do đó cho nên tòa án đã lựa chọn chối bỏ tự do thân thể vĩnh viễn của người đó, tức là áp dụng hình phạt tù chung thân. Hoặc mặc dù hành vi phạm tội của người bị kết án thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng đến mức phải áp dụng hình phạt tù từ hình dung người phạm tội lại tập trung nhiều tình tiết giảm nhẹ làm giảm đi đáng kể mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và bản thân người phạm tội vẫn còn khả năng giáo dục và cải tạo nên tòa án đã lựa chọn hình phạt tù chung thân cho người phạm tội. Người bị kết án tù chung thân bị giam giữ trong trại giam và phải tuân thủ các chế độ sinh hoạt lao động vô cùng nghiêm khắc. Nếu trong quá trình chấp hành án người bị kết án tù chung thân có nhiều tiến bộ thì có thể được giảm mức hình phạt, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo thời hạn thực tế chấp hành án là 20 năm. Như vậy hình phạt tù chung thân vẫn bảo đảm được mục đích phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng.
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định, tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình, và không áp dụng tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành, thì tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Tù chung thân được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có thể hiểu là những trường hợp tội phạm xâm hại đến những khách thể rất quan trọng của pháp luật hình sự, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người phạm tội gây ra rất lớn, việc thực hiện tội phạm gây ra hậu quả đặc biệt lớn về an ninh và chính trị, an toàn xã hội và tính mạng, quyền sở hữu tài sản của con người.
Tóm lại: Tù chung thân là hình phạt tù mà theo đó người bị kết án bị tước quyền tự do đến hết phần còn lại của cuộc đời, được áp dụng đối với người phạm tội có tính nguy hiểm đặc biệt lớn cho xã hội nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
2. Đặc điểm của hình phạt tù chung thân:
Tù chung thân là một trong những hình phạt chính của hệ thống hình phạt nên bao những đặc điểm đặc trưng của một hình phạt chính. Hình phạt chính và hình phạt được áp dụng cho mỗi tội phạm mà không phụ thuộc vào hình phạt nào khác trong hệ thống hình phạt. Hình phạt chính là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 và do tòa án áp dụng với người phạm tội. Từ đó có thể thấy hình phạt tù chung thân bằng những đặc điểm sau:
Thứ nhất, tù chung thân là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước. Mức độ nghiêm khắc của tù chung thân trong hệ thống hình phạt chỉ đứng sau hình phạt tử hình. Tính nghiêm khắc của hình phạt tù chung thân thể hiện ở chỗ người bị kết án có thể bị tức bỏ hoặc hạn chế quyền tự do, quyền tài sản hoặc quyền về chính trị. Đây là các quyền được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Bên cạnh đó thì điện vào tù chung thân cũng để lại hậu quả pháp lý là án tích cho người bị kết án trong thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, tù chung thân là hình phạt duy nhất trong hệ thống hình phạt có thể thay thế hình phạt tử hình. Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định trong một số trường hợp nhất định hoặc trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình sẽ được chuyển hóa thành hình phạt tù chung thân. Hình phạt tù chung thân không có nhiều mức độ để tòa án có thể lượng hóa khi áp dụng đối với từng tội phạm với mức nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Hình phạt tù chung thân chỉ chứa độ duy nhất một mức độ không thể tăng lên hay giảm xuống để có thể áp dụng cho mọi trường hợp phạm tội đáng phải bị áp dụng loại hình phạt này.
Thứ ba, tù chung thân được pháp luật hình sự quy định và do tòa án áp dụng đối với người bị kết án. Chỉ có tòa án mới có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự và dân sự, hôn nhân gia đình và kinh tế, lao động và hành chính. Chỉ có tòa án mới có quyền nhân danh nhà nước để quyết định một người có tội hay không có tội, có phải chịu hình phạt hay không phải chịu hình phạt, nếu phải chịu hình phạt thì loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể được áp dụng như thế nào. Hình phạt do tòa án quyết định phải được tuyên bằng một bản án trong một phiên xét xử công khai theo thủ tục tố tụng hình sự. Vì thế hình phạt tù chung thân do cơ quan xét xử duy nhất là tòa án áp dụng.
Thứ tư, hình phạt tù chung thân chỉ có thể áp dụng với cá nhân người phạm tội. Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam là trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra với cá nhân người phạm tội. Do đó hình phạt chỉ có thể áp dụng với người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Như vậy đối tượng áp dụng hình phạt tù chung thân chỉ có thể là cá nhân – người có hành vi phạm tội. Thanh và tù chung thân có nội dung pháp lý chủ yếu là tước đi quyền tự do của người bị kết án một cách không thời hạn. Do đó chỉ có thể áp dụng hình phạt này với cá nhân mà không thể áp dụng với pháp nhân thương mại. Một cá nhân phạm tội phải chịu trách nhiệm với chính hành vi mà mình gây ra và phải chịu hình phạt thích đáng.
3. Một số ý nghĩa của hình phạt tù chung thân:
Hình phạt trước hết thể hiện sự lên án sự phạt của nhà nước, của xã hội đối với người phạm tội. Nhưng đó không phải là sự lên án sự phạt đơn thuần mà là biện pháp đặc biệt để răn đe trăn đe bằng tác động cưỡng chế nhà nước) để giáo dục, cải tạo (giáo dục, cải tạo bằng tác động cưỡng chế nhà nước) người bị kết án ngăn ngừa họ phạm tội lại. Hình phạt cũng còn là biện pháp đặc biệt để an chế (có thể đến loại trừ) điều kiện phạm tội lại của người bị kết án.
Như vậy, ngoài mục đích phòng ngừa tội phạm, hình phạt còn có mục đích giáo dục người khác tôn trong pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm. Hình phạt được tuyên cho người phạm tội không những nhằm tác động lên chính bản thân họ mà còn nhằm tác động đến những công dân khác, mà trước hết là những người không vững vàng trong xã hội. Đối với những công dân không vững vàng hình phạt có mục đích răn đe, giáo dục để họ không phạm tội. Hình phạt sẽ làm cho những người này nhận thấy hậu quả pháp lý tất yếu sẽ đến với họ nếu như họ phạm tội. Từ đó họ sẽ từ bỏ ý định phạm tội và tự giác tuân thủ pháp luật.
Trong hệ thống hình phạt nước ta, hình phạt tù chung thân có vị trí rất quan trọng. Trước tình hình tội phạm ngày càng phức tạp và nguy hiểm nên làm thế nào để giữ vững trật tự an ninh xã hội là vô cùng cần thiết, do vậy việc quy định hình phạt tù chung thân trong Bộ luật hình sự cũng góp phần bảo đảm sự bình an của nhân dân khi mà những kẻ phạm tội đã được giam giữ trong các trại giam trong một thời gian dài hoặc có thể là vĩnh viễn và sức nặng của hình phạt phần nào cũng đã trừng trị thích đáng cho xã hội của những hành vi phạm tội, cũng như cần thiết phải áp dụng hình phạt những người phạm tội. Việc áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng góp phần giáo dục quần chúng nhân dân thấy rõ tính nguy hiểm. Qua đó, giáo dục quần chúng tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
4. Các trường hợp không áp dụng hình phạt tù chung thân:
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 hiện nay thì tù chung thân không áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đây là trường hợp ngoại lệ duy nhất khi áp dụng hình phạt này. Quy định này thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam và là bước phát triển của pháp luật hình sự nước ta. Việc xử lý đối tượng dưới 18 tuổi chủ yếu là dùng biện pháp giáo dục và cải tạo xuất phát từ đặc điểm tâm lý đặc trưng của người chưa thành niên phạm tội. Người dưới 18 tuổi phạm tội xét ở một góc độ nào đó thì họ vẫn chưa thực sự nhận thức được đúng đắn và đầy đủ tất cả các hành vi và hậu quả của anh khi mà mình thực hiện trên thực tế. Trong khi đó hình phạt tù chung thân lại là một hình phạt cực kỳ nghiêm khắc, do đó nếu áp dụng trong trường hợp này sẽ không đảm bảo được mục đích giáo dục của hình phạt và có phần quá khắt khe cũng như thiếu công bằng giữa những người đã trưởng thành và người chưa thành niên. Không áp dụng hình phạt tù chung thân nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo dục”. Theo đó cần phải cấm áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội vì đây là hình phạt đặc biệt nghiêm khắc cách ly người phạm tội khỏi môi trường xã hội không thời hạn.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).