Các đô thị lớn của Bắc Mỹ chủ yếu tập trung ở phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương, nối tiếp nhau tạo thành hai dải siêu đô thị từ Niu Cóc đến Oa-sinh-tơn và từ Môn-trê-an đến Si-ca-gô. Vào sâu trong nội địa, các đô thị nhỏ hơn và thưa thớt hơn. Mời các bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mỹ:
- Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ diễn ra rất nhanh.
- Tỉ lệ dân thành thị của Bắc Mỹ hiện nay cao nhất thế giới.
- Các đô thị lớn tập trung chủ yếu ở phía Nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương. Vào sâu nội địa, đô thị nhỏ và thưa thớt hơn.
- Nhiều đô thị của Bắc Mỹ có dân số đông như Niu Oóc, Lốt An-giơ-let…
2. Khái quát đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ:
Bắc Mỹ là một lục địa nằm hoàn toàn trong Bắc Bán cầu và gần như hoàn toàn trong Tây Bán cầu của Trái Đất, có thể được miêu tả là tiểu lục địa phía Bắc của châu Mỹ. Lục địa này giáp với Bắc Băng Dương về phía Bắc, với Đại Tây Dương về phía Đông, với Nam Mỹ và Biển Caribe về phía Đông Nam, cũng như với của Thái Bình Dương về phía Tây và phía Nam. Lục địa này nằm trên mảng kiến tạo Bắc Mỹ nên Greenland được xem là thuộc Bắc Mỹ về mặt địa lý. Bắc Mỹ có diện tích khoảng 24.709.000 kilomet vuông (9.540.000 dặm vuông), khoảng 16,5% diện tích đất liền của Trái Đất và khoảng 4,8% toàn bộ bề mặt của hành tinh này. Trên thế giới, đây là lục địa có diện tích lớn thứ ba, sau châu Á và châu Phi, cũng như lục địa có dân số cao thứ tư, sau châu Á, châu Phi và châu Âu. Bắc Mỹ gồm có Canada, Hoa Kỳ, Greenland, Mexico, Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Panama và các quốc gia và lãnh thổ đảo ở Biển Caribe và phía tây Bắc Đại Tây Dương.
Bắc Mỹ nằm gọn trong 10° vĩ độ từ xích đạo tới Bắc Cực. Nó có đủ mọi loại khí hậu, từ rừng mưa nhiệt đới và thảo nguyên tại vùng đất thấp Trung Mỹ cho tới vùng băng tuyết vĩnh cửu tại Greenland. Khí hậu cận Bắc Cực và đài nguyên chiếm ưu thế ở phía bắc Canada và bắc Alaska, trong khi tình trạng hoang mạc và bán hoang mạc phổ biến ở những khu vực nội địa, bị chia cắt bởi những ngọn núi cao. Tuy nhiên, phần lớn lục địa có khí hậu ôn đới, rất thuận lợi cho định cư và nông nghiệp. Đồng cỏ chiếm phần lớn diện tích tại các dãy nũi.
Bắc Mỹ có nhiều loại khí hậu khác nhau, từ rất lạnh ở phía bắc gần vòng Cực Bắc đến rất nóng ở phía nam gần Xích đạo. Bắc Mỹ cũng có nhiều địa hình khác nhau, từ các dãy núi cao như Rocky và Andes đến các đồng bằng rộng lớn như Great Plains và Pampas. Bắc Mỹ cũng có nhiều thành phố lớn và quan trọng như New York (Hoa Kỳ), Mexico City (Mexico), Toronto (Canada) và Havana (Cuba).
Bắc Mỹ cũng có một số công trình kỹ thuật nổi tiếng như Kênh đào Panama, một con đường nước nhân tạo ở quốc gia Panama. Nó nằm ở Trung Mỹ, một dải đất nối liền Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Kênh đào cho phép các tàu đi qua giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Bắc Mỹ là nơi có một số môi trường địa lý quan trọng nhất thế giới, bao gồm Dãy núi Rocky, Dãy núi Appalachian, Vịnh Mexico, hồ chứa nước ngọt lớn nhất thế giới – Hồ Superior và sa mạc Mojave. Nó cũng có nhiều dòng sông lớn, bao gồm sông Mississippi, sông Colorado và sông Yukon, cùng với các hồ nước lớn như Hồ Michigan, Hồ Huron và Hồ Ontario.
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1. Các đô thị lớn của Bắc Mỹ thường tập trung ở đâu?
A. Phía Nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương.
B. Ven Thái Bình Dương và ven Đại Tây Dương.
C. Phía Bắc Bắc Mỹ và Phía Nam hệ thống Ngũ Hồ.
D. Ven Thái Bình Dương và phía Bắc Bắc Mỹ.
Đáp án đúng là: A
Các đô thị lớn của Bắc Mỹ chủ yếu tập trung ở phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương (sgk trang 146).
Câu 2. Các đô thị nhỏ Bắc Mĩ tập trung ở đâu?
A. Phía Nam hệ thống ngũ hồ.
B. Ven Đại Tây Dương.
C. Vào sâu trong nội địa.
D. Đồng bằng trung tâm.
Đáp án đúng là: C
Vào sâu trong nội địa, các đô thị nhỏ hơn và thưa thớt hơn.
Câu 3. Ca-na-da có trung tâm kinh tế lớn nào?
A. Lốt-An-giơ-lét.
B. Van-cu-bơ.
C. Oa-sinh-tơn.
D. Si-ca-gô.
Đáp án đúng là: B
Van-cu-bơ là trung tâm kinh tế lớn nhất Ca-na-da nằm ở phía Tây Bắc Mỹ. (Lược đồ sgk trang 147)
Câu 4. Người gốc nào cư trú trên lãnh thổ Bắc Mỹ?
A. Người Anh-điêng và người Ê-xki-mô.
B. Người Ê-xki-mô và người In-ca.
C. Người Mai-a và người Anh-điêng.
D. Người Mai-a và người In-ca.
Đáp án đúng là: A
Con người cư trú trên lãnh thổ Bắc Mỹ từ cách đây khoảng 20-30 nghìn năm. Họ là người Anh-điêng và người Ê-xki-mô. (sgk trang 145).
Câu 5. Để khai thác bền vững tài nguyên nước Bắc Mỹ đã thực hiện những biện pháp nào?
A. Phát triển nông nghiệp theo hướng “nông nghiệp xanh”.
B. Tiến hành mua nước sạch để sử dụng.
C. Quy định xử lí nước thải, ban hành Đạo luật nước sạch.
D. Hạn chế chất thải từ nông nghiệp và công nghiệp.
Đáp án đúng là: C
Hiện nay chất lượng nguồn nước được cải thiện nhờ các biện pháp như: Xử lí nước thải, ban hành Đạo luật nước sạch (sgk trang 148).
Câu 6. Năm 2020 đô thị nào có số dân lớn nhất ở Bắc Mỹ?
A. Si-ca-gô.
B. Lốt An-giơ-lét.
C. Môn-trê-an.
D. Niu Óoc.
Đáp án đúng là: D
Niu-Osooc là đô thị đông dân nhất ở Bắc Mỹ với 18,8 triệu người (sgk trang 146).
Câu 7. Nguyên nhân nào thúc đấy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp.
B. Sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp.
D. Sự di dân từ nông thôn lên thành phố tìm việc làm.
Đáp án đúng là: A
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ. (sgk trang 146).
Câu 8. Các trung tâm kinh tế quan trọng phân bố ở đâu?
A. Phía Bắc Ca-na-đa.
B. Phía Đông Bắc Hoa Kỳ.
C. Phía Tây Hoa Kỳ.
D. Phía Đông Ca-na-đa.
Đáp án đúng là: B
Các trung tâm kinh tế quan trọng phân bố tập trung ở phía đông bắc Hoa Kỳ (Lược đồ sgk trang 147).
Câu 9. Tại sao phía Bắc Ca-na-đa kinh tế không phát triển?
A. Khí hậu khắc nhiệt.
B. Thiếu nguồn lao động.
C. Địa hình hiểm trở.
D. Thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Đáp án đúng là: A
Khí hậu của Ca-na-đa nằm trong kiểu khí hậu cực và cận cực khắc nhiệt giá lạnh, nên dân thưa thớt, kinh tế kém phát triển. (sgk trang 147)
Câu 10. Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ có đặc điểm gì?
A. Tỉ lệ dân đô thị cao, đứng đầu thế giới.
B. Đô thị hóa phát triển nhờ hoạt động nông nghiệp.
C. Các đô thị tập trung ven Thái Bình Dương.
D. Càng vào sâu trong nội địa, đô thì lớn, tập trung đông.
Đáp án đúng là: A
Tỉ lệ đô thị hóa cao, đứng đầu thế giới chiếm 82,6% Bắc Mỹ (Trong đó: Châu Phi 43,5%, châu Á 51,1%, châu Âu 74,9%) – sgk trang 146.
Câu 11. Tại sao chủ tộc Nê-grô-it từ Châu Phi lại nhập cư sang Châu Mĩ?
A. Di dân buôn bán.
B. Bị bắt làm nô lệ.
C. Đi tìm nguồn tài nguyên mới.
D. Xuất khẩu lao động.
Đáp án đúng là: B
Người da đen thuộc chủng tộc Nê-gro-it từ châu Phi bị bắt làm nô lệ, lao động trong các đồn điền trồng bông, thuốc lá… (sgk trang 145)
Câu 12. Bắc Mỹ phát triển nền kinh tế đa dạng, đời sống cư dân ở mức cao do đâu?
A. Phương thức khai thác hợp lí và bền vững.
B. Địa hình bằng phẳng, lãnh thổ rộng.
C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
D. Khí hậu ôn hòa, mát mẻ.
Đáp án đúng là: A
Nhờ phương thức khai thác hợp lí và bền vững, Bắc Mỹ phát triển nền kinh tế đa dạng, đời sống cư dân ở mức cao.
Câu 13. Bắc Mỹ có diện tích đất đồng bằng rộng lớn nhưng hiện nay đang bị thoái hóa mạnh do nguyên nhân nào?
A. Lớp phủ thực vật bị phá hủy.
B. Sử dụng phân bón hóa học lớn và thuốc bảo vệ thực vật.
C. Chất thải công nghiệp.
D. Nguồn nước bị ô nhiễm.
Đáp án đúng là: B
Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, đất đai màu mỡ, đã được khai thác từ rất lâu để dễ trồng trọt và chăn nuôi. Do thời gian dài sử dụng lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, đất bị thoái hóa. (sgk trang 148).
Câu 14. Nguồn tài nguyên rừng bị suy giảm do đâu?
A. Khai thác rừng.
B. Cháy rừng.
C. Biến đổi khí hậu.
D. Khai thác khoáng sản.
Đáp án đúng là: A
Rừng bị khai thác mạnh để lấy gỗ, làm giấy, lấy đất canh tác nên diện tích rừng bị suy giảm nhanh. (sgk trang 148).
Câu 15. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư Bắc Mỹ?
A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
B. Gia tăng dân số tự nhiên.
C. Thành phần chủng tộc đa dạng.
D. Đô thị hóa phát triển.
Đáp án đúng là: C
Lịch sử nhập cư đã tạo nên thành phần chủng tộc đa dạng ở Bắc Mỹ (sgk trang 145).
THAM KHẢO THÊM: