Thực tế, nhiều chủ sở hữu đất cũng như quý bạn đọc chưa thực sự hiểu rõ về trích đo địa chính, vậy trích đo địa chính là gì? Quy định trích đo địa chính thửa đất như thế nào? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Trích đo địa chính là gì?
- 2 2. Quy định pháp luật về trích đo địa chính thửa đất:
- 3 3. Có mảnh trích đo địa chính có được cấp sổ đỏ không?
- 4 4. Người dân có phải chi trả chi phí trích đo thửa đất không?
- 5 5. Mục đích của việc trích đo thửa đất để làm gì?
- 6 6. Ai là người có thẩm quyền yêu cầu trích đo thửa đất:
- 7 7. Có trích đo thửa đất có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
1. Trích đo địa chính là gì?
Hiện nay, nhiều người còn lầm tưởng trích đo địa chính và mảnh trích đo địa chính giống nhau. Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 3
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 5
– Tên gọi của mảnh, trích đo địa chính bao gồm:
i) Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện trích đo địa chính;
ii) Hệ tọa độ thực hiện trích đo (VN-2000, tự do). Theo đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thì VN-2000 là hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia hiện hành của Việt Nam được thống nhất áp dụng trong cả nước theo Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.
iii) Khu vực thực hiện trích đo địa chỉ thửa đất: số nhà, xứ đồng, thôn, xóm…
iv) Số liệu của mảnh trích đo địa chính. Số hiệu của mảnh trích đo địa chính gồm số thứ tự mảnh được đánh bằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hết trong một năm thuộc phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã; năm thực hiện trích, đo địa chính thửa đất; ví dụ: TĐ03-2015.
2. Quy định pháp luật về trích đo địa chính thửa đất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về trích đo địa chính như sau:
2.1. Tỷ lệ trích đo địa chính:
Thứ nhất, trích đo địa chính thửa đất được thực hiện ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000. Việc xác định tỷ lệ trích đo địa chính thửa đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư và được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn một bậc so với quy định cho phù hợp với quy mô diện tích thửa đất. Cụ thể như sau:
– Tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính được xác định trên cơ sở loại đất và mật độ thửa đất trung bình trên 01 ha. Mật độ thửa đất trung bình trên 01 ha gọi tắt là Mt, được xác định bằng số lượng thửa đất chia cho tổng diện tích (ha) của các thửa đất.
Một là, Tỷ lệ 1:200 được áp dụng đối với đất thuộc nội thị của đô thị loại đặc biệt có Mt ≥ 60.
Hai là, Tỷ lệ 1:500 được áp dụng đối với khu vực có Mt ≥ 25 thuộc đất đô thị, đất khu đô thị, đất khu dân cư nông môn có dạng đô thị; Mt ≥ 30 thuộc đất khu dân cư còn lại.
Ba là, Đối với các trường hợp sau, áp dụng tỷ lệ 1:1000:
i) Khu vực có Mt ≥ 10 thuộc đất khu dân cư;
ii) Khu vực có Mt ≥ 20 thuộc đất nông nghiệp trong phường, thị trấn, xã thuộc các huyện tiếp giáp quận và các xã thuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; đất nông nghiệp có dạng thửa hẹp, kéo dài;
iii) Khu vực đất nông nghiệp tập trung có Mt ≥ 40.
Bốn là, Đối với các trường hợp sau, áp dụng tỷ lệ 1:2000:
i) Khu vực có Mt ≥ 5 thuộc khu vực đất nông nghiệp;
ii) Khu vực có Mt < 10 thuộc đất khu dân cư.
Năm là, Đối với các trường hợp sau, áp dụng tỷ lệ 1:5000:
i) Khu vực có Mt thuộc khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác;
ii) Khu vực có Mt ≥ 0,2 thuộc khu vực đất lâm nghiệp.
Sáu là, Đối với các trường hợp sau, áp dụng tỷ lệ 1:10000:
i) Đất lâm nghiệp có Mt < 0,2;
ii) Đất chưa sử dụng, đất có mặt nước có diện tích lớn trong trường hợp cần thiết đo vẽ để khép kín phạm vi địa giới hành chính.
Bảy là, các thửa đất nhỏ, hẹp, đơn lẻ thuộc các loại đất khác nhau phân bố xen kẽ trong các khu vực tại mục một, mục hai, mục ba, mục bốn nêu trên được lựa chọn đo vẽ cùng tỷ lệ với loại đất các khu vực tương ứng.
Thứ hai, trích đo địa chính thửa đất được thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000; Thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 hoặc hệ tọa độ tự do đối với trường hợp tách đo địa chính cho cá nhân, hộ gia đình.
Thứ ba, khi trích đo địa chính thửa đất phục vụ cấp Giấy chứng nhận phải đồng thời lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.
2.2. Mảnh trích đo địa chính:
Mảnh trích đo địa chính biên tập ở dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông để thể hiện thửa đất tích đo.
Khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 3 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Trường hợp trích đo địa chính phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 4 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.
Mảnh trích đo địa chính theo quy định sẽ được đánh số thứ tự mảnh bằng số Ả rập từ 01 đến hết trong một năm trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã.
2.3. Trình bày trích đo địa chính:
– Việc thực hiện trích đo và trình bày, chỉnh lý thửa đất trong mảnh trích đo thực hiện như đối với đối tượng là thửa đất trên bản đồ địa chính.
Đối với trường hợp, trích đo địa chính từ hai thửa đất trở lên trong cùng một thời điểm thì có thể thể hiện trong phạm vi của cùng một mảnh trích đo địa chính thì cần thể hiện trong một trách đo, mảnh đó.
– Tệp tin sản phẩm hoàn thành phải được chuyển về khuôn dạng file *.dgn, tuy nhiên mảnh trích đo địa chính dạng số có thể được xây dựng bằng nhiều phần mềm ứng dụng khác nhau. Đồng thời, theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường kèm theo từng mảnh trích đo địa chính thì khi thực hiện trích đo địa chính trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 còn phải nhập đầy đủ các thông tin mô tả về dữ liệu như siêu dữ liệu, metadata.
– Tùy theo quy mô diện tích thửa đất trích đo và tỷ lệ trích đo để thể hiện được trọn vẹn thửa đất trích đo và đủ vị trí để trình bày khung theo quy định mảnh trích đo địa chính dạng giấy phải được:
+ In trên khổ giấy từ A4 đến A0;
+ Giấy in phải có định lượng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ;
+ Chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi;
+ Mực in chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.
3. Có mảnh trích đo địa chính có được cấp sổ đỏ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
+ Trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có những giấy tờ về quyền được sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời hoặc trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính;
+ Giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;
+ Trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
+ Giấy tờ hóa giá, thanh lý nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
– Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nêu trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) và không phải nộp tiền sử dụng đất.
– Theo bản án hoặc quyết định của
– Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày
– Đối với cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình như là đền, đình, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật Đất đai năm 2013 và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì mảnh trích đo địa chính không là cơ sở để được cấp sổ hồng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào điều kiện được cấp sổ để cấp sổ cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, nếu đủ điều kiện thì trường hợp có bản trích đo thì có thể được cấp sổ hồng và ngược lại nhiều trường hợp trích đo nhưng không đủ điều kiện thì không được cấp sổ hồng.
4. Người dân có phải chi trả chi phí trích đo thửa đất không?
Căn cứ theo Khoản 5, Điều 21
Do công tác đo đạc bản đồ địa chính đại trà phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, vì vậy người sử dụng đất không phải trả kinh phí cho công tác này.
Tuy nhiên, đối với những nơi có quy mô nhỏ, lẻ chưa có bản đồ địa chính và tại địa phương chưa có kinh phí để phục vụ đo đạc bản đồ địa chính đại trà phục vụ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (khó khăn về nguồn tài liệu không gian phục vụ cấp Giấy chứng nhận) mà tại những nơi đó nhu cầu cần thiết hơn về tài liệu không gian để phục vụ công tác quản lý đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cần phải lập kế hoạch thực hiện hàng năm trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
Trường hợp đối với những thửa đất không thuộc diện đối tượng ở trên hoặc do người sử dụng đất có yêu cầu thực hiện ngay để phục vụ công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, cho thuê, mượn,… thì kinh phí thực hiện trích đo địa chính thửa đất này do người sử dụng đất tự chi trả theo đơn giá hiện hành.
5. Mục đích của việc trích đo thửa đất để làm gì?
Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.
Kết quả của trích đo địa chính là mảnh trích đo địa chính (đây là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo thửa đất). Trích đo địa chính là một trong những thành phần của hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất, hồ sơ giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất…
Trích lục bản đồ địa chính thửa đất không phải là giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất mà trích lục và trích đo địa chính phục vụ yêu cầu quản lý đất đai như cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp đất đai.
6. Ai là người có thẩm quyền yêu cầu trích đo thửa đất:
Đơn vị thực hiện trích đo địa chính | Mục đích trích đo địa chính | Người kiểm tra, ký duyệt mảnh trích đo địa chính |
Trường hợp 1:
| Phục vụ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đơn lẻ hoặc thường xuyên hàng năm |
(theo mẫu tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT) |
Trường hợp 2:
| Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm |
(theo mẫu tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT) |
Do cơ quan, tổ chức thuộc trường hợp 1 hoặc trường hợp 2 thực hiện |
|
(điểm 6.1 khoản 6 Điều 22 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT) |
7. Có trích đo thửa đất có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Theo quy định của pháp
Việc có hay không có bản trích đo không phải là cơ sở, điều kiện để được cấp Sổ đỏ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào điều kiện được cấp sổ để cấp sổ cho người sử dụng đất. Nói cách khác, có trường hợp có bản trích đo sẽ được cấp sổ nếu đủ điều kiện và ngược lại nhiều trường hợp trích đo nhưng không đủ điều kiện thì không được cấp.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Thông tư 25/2014/TT-BTNMT Quy định về bản đồ địa chính;