Quy định chung của pháp luật về treo biển công ty? Treo biển công ty mới thành lập: Có cần phải xin phép không? Công ty kinh doanh không treo biển hiệu có bị phạt không?
Sau khi thành lập doanh nghiệp, ngoài việc hoàn tất thủ tục nội bộ khi đăng ký thành lập để cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp đi vào hoạt động, thì việc công ty cũng cần quan tâm đó là treo biển công ty. Vậy việc treo biển công ty có cần phải xin phép không? Quy định của pháp luật về nội dung cũng như cách thức treo biển ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Quy định chung của pháp luật về treo biển công ty:
1.1. Yêu cầu về biển hiệu của công ty:
Theo quy định của pháp luật, treo biển là một trong các phương tiện quảng cáo.
Yêu cầu về nội dung của biển hiệu:
Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng các nội dung sau:
– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có)
– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Địa chỉ, điện thoại.
Ngoài ra, việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ đúng quy định của Luật quảng cáo năm 2012 như sau:
– Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
+ Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt
+ Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
– Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Yêu cầu về kích thước của biển hiệu:
– Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà
– Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Bên cạnh đó, biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng. Và việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật quảng cáo và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
1.2. Quy định về vị trí treo biển của công ty:
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 23
– Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân
– Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng
– Tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
1.3. Những điều cấm trong việc lắp đặt biển hiệu công ty:
– Biển hiệu sử dụng sai kích thước theo đúng quy định của luật
– Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu
– Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu
– Chiều cao của biển hiệu làm sai quy định của luật
– Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa
– Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng
– Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan
2. Treo biển công ty mới thành lập: Có cần phải xin phép không?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 37
Như vậy, tên doanh nghiệp bắt buộc phải được hiển thị trên biển hiệu, bảng hiệu công ty và được gắn tại trụ sở chính của doanh nghiệp đó. Đó là quy định bắt buộc.
Bên cạnh đó theo Điều 22 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP có quy định về các hình thức biển hiểu như sau: việc viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu, sau đây gọi chung là viết, đặt biển hiệu, tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam không phải xin phép nhưng phải tuân theo những quy định tại Điều 23 của Nghị định số 103/2009/NĐ-CP, cụ thể:
– Về mỹ quan, chữ viết biển hiệu:
+ Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan
+ Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
– Vị trí biển hiệu: như đã phân tích theo mục 1.2.
– Nội dung biển hiệu:
+ Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có): Tên cơ quan chủ quản trực tiếp viết trên biển hiệu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Quy chế theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP là cơ quan cấp trên trực tiếp quyết định về tổ chức, nhân sự, ngân sách hoặc giải quyết các chế độ, chính sách cho cơ quan, tổ chức viết, đặt biển hiệu, như Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ quản trực tiếp của Báo Văn hoá. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan chủ quản trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan chủ quản trực tiếp của Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Tổng công ty X là cơ quan chủ quản trực tiếp của Công ty Y.
Cơ quan quản lý nhà nước không phải là cơ quan chủ quản trực tiếp của văn phòng luật sư, của doanh nghiệp tư nhân hoặc một số loại hình công ty khác.
+ Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp
+ Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã
+ Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ)
+ Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có)
+ Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.
Như vậy, công ty mới thành lập treo biển hiệu sẽ không phải xin phép nhưng phải tuân thủ các quy định như trên.
3. Công ty kinh doanh không treo biển hiệu có bị phạt không?
Căn cứ Điều 48 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt khi có vi phạm về biển hiệu như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu
– Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu
– Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa
– Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng
– Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.
Ngoài vấn đề xử phạt tiền như trên, các doanh nghiệp sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ biển hiệu với hành vi vi phạm trên.