Với những cá nhân bị khuyết tật, cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ phần nào bất lợi đó. Vậy, trẻ bị câm điếc bẩm sinh được hưởng những chế độ gì? Hồ sơ để được hưởng khoản trợ cấp diễn ra như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đối tượng hưởng trợ cấp khuyết tật:
Những đối tượng được nhà nước quyết định cho hưởng trợ cấp xã hội hỗ trợ kinh phí chăm sóc đã được ghi nhận tại Điều 44 Luật người khuyết tật năm 2010:
– Các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm những người sau:
+ Người khuyết tật thuộc trường hợp đặc biệt nặng trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của luật này;
+ Đối tượng đang là người khuyết tật nặng;
– Việc hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với các đối tượng khuyết tật cũng được nhà nước lưu ý:
+ Đối với các gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc người đó thì nhà nước cũng tạo điều kiện để trợ cấp một khoản kinh phí chăm sóc hàng tháng;
+ Với những người khuyết tật nặng cần có người nhận nuôi dưỡng chăm sóc thì những người nhận này được hưởng mức kinh phí chăm sóc hàng tháng.
+ Trong trường hợp người khuyết tật quy định tại khoản 1 điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì cũng được nhà nước hỗ trợ;
– Người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi thì mức trợ cấp sẽ cao hơn đối với các đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
Như vậy trường hợp trẻ bị câm điếc bẩm sinh cũng nằm trong những trường hợp được nhà nước hỗ trợ những khoản trợ cấp hoặc kinh phí chăm sóc hàng tháng. Đặc biệt với những đối tượng là trẻ em thì mức hưởng trợ cấp sẽ cao hơn với những người khuyết tật khác.
2. Chế độ đối với người câm tiếp bẩm sinh:
2.1. Người câm điếc bẩm sinh được hưởng trợ cấp hàng tháng:
Như đã dẫn chứng ở trên, những cá nhân mà thuộc các đối tượng là người khuyết tật thì sẽ nhận trợ cấp hàng tháng. Hiện nay, có các mức độ khuyết tật khác nhau như:
– Đối với những người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự mình thực hiện phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng hàng ngày và phải nhờ đến sự hỗ trợ hoặc giúp đỡ của những người khác;
– Người khuyết tật nặng được nhà nước ghi nhận là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số công việc phục vụ nhu cầu sinh hóa cá nhân hàng ngày. Có có thể nói với một số hoạt động cơ bản trong cuộc sống người này vẫn có thể tự hoạt động được và không cần sự hỗ trợ của người xung quanh;
– Như vậy người khuyết tật nhẹ có thể hiểu là người khuyết tật không thuộc hai trường hợp trên.
– Về mức trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật sẽ căn cứ như sau:
+ Các trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng thì hệ số mức trợ cấp là 2,0;
+ Các trẻ em bị khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng hệ số là 2,5;
+ Người khuyết tật nặng được nhà nước hỗ trợ với hệ số 1,5;
+ Trường hợp là chị em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng sẽ được hưởng hệ số 2,0.
2.2. Người câm điếc được hưởng chi phí mai táng:
Những người khuyết tật cụ thể là người câm điếc gặp phải rất nhiều những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, Nhà nước cũng có những chế độ riêng quy định về hỗ trợ việc chi phí mai táng đối với những người khuyết tật này được quy định tại Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Với các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này đang được hỗ trợ cấp xã hội hàng tháng thì khi mất đi cũng được hỗ trợ chi phí mai táng;
– Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 điều 5 nghị định này;
– Với những người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng hoặc trợ cấp hàng tháng khác;
– Mức hỗ trợ chi phí mai táng với các đối tượng quy định tại khoản 1 điều này tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Trong trường hợp các đối tượng được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
2.3. Quyền lợi của người câm điếc bẩm sinh được nuôi trong cơ sở bảo trợ xã hội:
Trên thực tế có rất nhiều người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa không ai chăm sóc và cũng không thể tự lo được cuộc sống sẽ được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội. Khi được sinh sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí nuôi dưỡng với những người khuyết tật này cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm các khoản tiền sau:
+ Tiền trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với mỗi cá nhân này;
+ Những tư trang vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày cũng sẽ nằm trong mức trợ cấp kinh phí của nhà nước;
+ Những cá nhân này cũng được ưu tiên mua thẻ bảo hiểm y tế được nhà nước hỗ trợ;
+ Những căn bệnh thông thường thì cũng sẽ hỗ trợ về việc mua thuốc chữa bệnh;
+ Dụng cụ phương tiện hỗ trợ cho quá trình phục hồi chức năng;
+ Sau khi mất đi thì sẽ được hưởng chi phí mai táng;
+ Với những người khuyết tật là nữ thì sẽ có khoản hỗ trợ vệ sinh cá nhân hàng tháng.
3. Quy định về khám xác định khuyết tật:
Xác định được mức độ khuyết tật của các cá nhân bước nào thì việc khám xác định khuyết tật tại hội đồng xác định mức độ khuyết tật là thủ tục bắt buộc phải thực hiện. Cá nhân có thể lựa chọn nơi để xác định mức độ khuyết tật cụ thể đó là tại ủy ban nhân dân xã hoặc hội đồng giám định y khoa.
– Đối với việc khám xác định khuyết tật tại hội đồng xác định mức độ khuyết tật sẽ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi các cá nhân có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật thì phải bị đơn gửi đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật đang cư trú.
Bước 2: Tiếp nhận đơn đề nghị
Sau khi tiếp nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã phải nhanh chóng triệu tập hội đồng xác minh mức độ khuyết tật trong thời hạn 30 ngày. Sau đó phải gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Bước 3: Giải quyết đơn đề nghị
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật được thành lập phải tiến hành tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật và lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật cùng với đó là ra kết luận.
Kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật trong thời hạn năm ngày làm việc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết và thông báo Công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật. qua thời hạn đã niêm yết công khai này không có ý kiến gì phản đối thì phải tiến hành cấp giấy xác nhận khuyết tật.
– Trong trường hợp xác định mức độ khuyết tật tại Hội đồng giám định y khoa thì cần thực hiện những bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người đề nghị chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị khám giám định mức độ khuyết tật gửi đến phòng lao động thương binh và xã hội. Khi tiếp nhận hồ sơ phòng lao động thương binh và xã hội sẽ chuyển đến hội đồng giám định y khoa.
Bước 2: Tiếp nhận đề nghị:
Khi đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị kháng giám định mức độ khuyết tật thì hộ đường giám định y khoa phải có trách nhiệm tổ chức khám giám định và kết luận tuỳ vào mức độ khuyết tật trong thời hạn 30 ngày làm việc;
Bước 3: Trả kết quả
Sau khi xem xét và nhận thấy hồ sơ đảm bảo các điều kiện thì hội đồng giám định y khoa trong thời gian 10 ngày làm việc phải gửi một biên bản khám giám định mức độ khuyết tật theo mẫu về Phòng lao động thương binh và xã hội, một bản Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Cấp phường xã nơi đối tượng cư trú một bản và người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật một bản.
4. Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em câm điếc bẩm sinh gồm những gì?
Để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc nuôi hàng tháng đối với những người khuyết tật thì các cá nhân phải chuẩn bị của bộ hồ sơ được quy định tại Điều 7 Nghị định 2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Đối với hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng thì cần chuẩn bị một tờ khai theo mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ đã được ban hành kèm theo nghị định này.
– Trong trường hợp các cá nhân muốn đề nghị hưởng mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc nuôi dưỡng hàng tháng thì các cá nhân cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+ Cần chuẩn bị một tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo mẫu số 2a đã được ban hành kèm theo nghị định này;
+ Việc khai nhận chăm sóc và nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội thì cần trình bày theo mẫu số 2b ban hành kèm theo nghị định này;
Ngoài ra, các cá nhân cần chuẩn bị một tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc nuôi dưỡng trong trường hợp những đối tượng này không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo mẫu 03 ban hành kèm theo nghị định này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật người khuyết tật năm 2010;
– Nghị định 20/2021/NĐ-CP Quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.