Hiện nay, tranh chấp quyền công đoàn thường diễn ra giữa đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan tổ chức, doanh nghiệp. Vậy tranh chấp về quyền công đoàn giải quyết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp quyền công đoàn giải quyết như thế nào?
Trong lĩnh vực lao động thì tranh chấp quyền công đoàn là một trong những tranh chấp phát sinh giữa người lao động, đoàn viên công đoàn, tổ chức công đoàn đối với đơn vị sử dụng lao động về việc thực hiện quyền công đoàn trong suốt quãng thời gian bên sử dụng lao động và người lao động ký kết hợp đồng làm việc.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Công đoàn năm 2012 thì quyền công đoàn được hiểu là quyền của người lao động đoàn viên công đoàn và cũng là quyền của tổ chức công đoàn tham gia trong việc thành lập gia nhập vào hoạt động công đoàn được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định của các cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh.
Nếu xảy ra tranh chấp về quyền công đoàn giữa đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với tổ chức, cơ quan doanh nghiệp thì thẩm quyền trình tự thủ công giải quyết tranh chấp được điều chỉnh bởi điều 30 Luật Công đoàn. Cụ thể được thực hiện theo quy định dưới đây:
– Xét trên thực tế nếu tranh chấp thuộc phạm vi, quyền trách nhiệm của công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động sẽ được áp dụng;
– Trong các quan hệ khác tranh chấp thuộc phạm vi quyền trách nhiệm của công đoàn thì thẩm quyền trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp này được thực hiện theo pháp luật tương ứng có liên quan;
– Công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên có thẩm quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật đối với những tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện được từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với công đoàn.
2. Hình thức để Công đoàn cơ sở đại diện cho đương sự khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động:
Tại tiểu mục 2 Mục 3 Hướng dẫ 92/HD-TLĐ năm 2023 quy định Công đoàn cơ sở khi tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án tranh chấp lao động được đại diện cho đương sự thông qua các hình thức sau đây:
– Người đại diện theo pháp luật: Trong tranh chấp lao động thì công đoàn là đại diện theo pháp luật cho tập thể lao động nếu có nhu cầu khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động việc lao động tại Tòa án;
– Người đại diện theo ủy quyền:
+ Có thể trở thành người đại diện theo ủy quyền thì đại diện công đoàn khi tham gia tố tụng dân sự phải được người lao động công đoàn cấp dưới ủy quyền trong vụ án lao động. Chỉ khi đó đại diện công đoàn tham gia vào tố tụng dân sự mới có tư cách đại diện đúng theo quy định pháp luật;
+ Khi tham gia vào tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của đương sự thì cán bộ công đoàn sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tư cách của đương sự trong các vụ án lao động hoặc việc lao động.
– Người đại diện do Tòa chỉ định:
Trường hợp khi tham gia giải quyết tranh chấp vụ án lao động, việc lao động mà trường hợp người lao động là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm cho hành vi mà không có người đại diện thì công đoàn sẽ được Toà án chỉ định tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án lao động, việc lao động tại tòa án.
3. Khởi kiện vụ án tranh chấp lao động của Công đoàn gồm có những bước gì?
Khởi kiện vụ án tranh chấp lao động của Công đoàn được quy định tại Mục 6.2 Phần I Hướng dẫn 95/HD-TLĐ năm 2016. Theo đó Công đoàn khởi kiện, tham gia tố tụng giải quyết vụ tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:
– Bước 1: Giai đoạn này sẽ thực hiên việc xây dựng phương án khởi kiện.
+ Liên quan đến cơ sở pháp lý và chứng cứ để quyết định khởi kiện cần được làm rõ; đồng thời thông tin cá nhân của người bị kiện, nội dung vấn đề cần giải quyết?
+ Ngoài ra, thực hiện các hoạt động kiểm tra và xác định các điều kiện tiến hành khởi kiện vụ án lao động: Chúng minh được quyền khởi kiện của cá nhân, xác định thẩm quyền của Tòa án, yếu tố để thực hiện hòa giải, vụ việc tranh chấp chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, biên bản hòa giải không thành, hoặc hòa giải thành mà bên NSDLĐ không thi hành.
– Bước 2: Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, bao gồm các giấy tờ sau:
+ Cá nhân chuẩn bị 01
+ Đơn đề nghị Tòa án có thẩm quyền nhập, tách vụ án, áp dụng án lệ (nếu có);
+ Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý khi công đoàn tham gia vào phiên xét xử như
+ Thể hiện rõ được nội dung khởi kiện một cách ngắn gọn, súc tích, đầy đủ thông tin cơ bản;
+ Để chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp thì cần có các loại tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, của tập thể người lao động trong trường hợp người lao động, tập thể người lao động ủy quyền cho Công đoàn khởi kiện, quyền, lợi ích hợp pháp của Công đoàn bị xâm hại
Trong một số trường hợp vì lý do khách quan mà không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện thì Công đoàn phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để có thể chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Công đoàn bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
– Bước 3: Tiến hành nộp đơn khởi kiện (Điều 190 BLTTDS 2015)
+ Cá nhân có thể nộp trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền;
+ Hoặc thông qua gửi qua đường bưu chính;
+ Ngoài ra, phương thức gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có);
– Cá nhân sau khi được cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp từ chối tiếp nhận đơn mà không đồng ý với lý do cơ quan giải thích thì có quyền khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện (Điều 194 BLTTDS 2015):
+ Thời gian để Công đoàn được thực hiện quyền khiếu nại về vấn đề bị trả lại đơn khởi kiện là trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện.
+ Chánh án Tòa án cấp trên có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết vấn đề này trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện của thẩm phán. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án cấp trên có hiệu lực thi hành ngay.
+ Cá nhân nếu có cơ sở nhận thấy rằng quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án cấp trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, Công đoàn một lần nữa có thể thực hiệnquyền khiếu nại với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu quyết định bị khiếu nại là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao. Quyết định của Chánh án phải giải quyết là quyết định cuối cùng.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Công đoàn năm 2012.