Tranh chấp quyền sử dụng đất khi mua từ năm 1993. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Tranh chấp quyền sử dụng đất khi mua từ năm 1993. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đi bộ đội từ 1986. Năm 1988 tôi xin ra quân nhưng đơn vị động viên ở lại phục vụ quân đội. Cuối năm 1988 tôi đi học, 1991 ra trường về công tác tại Quân khu 2. Năm 1993 tôi mua của bà Oánh 1 lô đất để làm nhà ở (giấy tờ mua bán viết tay) có xác nhận của UBND phó chủ tịch xã ký đóng dấu, tài chính thu 5% thuế giá trị chuyển nhượng (biên bản lập thành 3 bản) xã lưu 1 bản, người bán giữ 1 bản, người mua 1 bản. Năm 1995 tôi tiếp tục đi học đến 1998 ra trường về làm nhiệm vụ đặc biệt (chỉ huy bộ đội dò, xử lý bom mìn vật nổ phân giới cắm mốc/ 5 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La) ít có thời gian về quê. Năm 2003 đơn vị cho tôi rút về hậu phương để lấy vợ tháng 5/2003 tôi đưa vợ về quê mới biết xã đã để người khác đứng tên trên thửa đất đó bán cho nhà máy xi măng lấy tiền đền bù và hủy bản giấy mua bán lưu tại xã. Tôi làm đơn đề nghị xã giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa được (bản mua bán tôi và bà Oánh vẫn còn giữ), bây giờ tôi phải làm gì để láy lại thửa đất đó. Trường hợp của tôi thuộc cấp nào giải quyết, tôi có đề nghị UBND thành phố đối chất, hoặc đưa ra pháp luật giải quyết quy trách nhiệm có được không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động
Mảnh đất của bạn nhận chuyển nhượng vào năm 1993, có thể xảy ra các trường hợp sau đây:
* Trường hợp 1: Hợp đồng chuyển nhượng được xác lập trước ngày 15/10/1993. Căn cứ Tiểu mục 2.2 Mục II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định giải quyết tranh chấp như sau:
Pháp luật thời kỳ này nghiêm cấm việc mua, bán phát canh thu tô chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức; do đó, khi có tranh chấp
– Về nguyên tắc chung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai được xác lập trong thời điểm từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 là hợp đồng trái pháp luật; do đó, nếu có tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Toà án huỷ hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 này.
– Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì Toà án công nhận hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
+ Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được Uỷ ban nhân dân cấp có
+ Trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân đã cho phép việc chuyển nhượng;
+ Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm qui định về quy hoạch và bên chuyển nhượng cũng không phản đối khi bên nhận chuyển quyền sử dụng đất xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh trên đất đó.
Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự uy tín
>>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai qua tổng đài: 1900.6568
Nếu bạn thuộc một trong ba trường hợp quy định tại Tiểu mục 2.2 Mục II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP thì bạn sẽ được Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng. Việc xã lấy đất của bạn giao cho một người khác, tự ý hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa bạn và bà Oánh là hành vi trái quy định pháp luật. Bạn có quyền làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang có đất để Tòa án giải quyết tranh chấp, đảm bảo quyền lợi cho bạn.
* Trường hợp 2: Hợp đồng chuyển nhượng được xác lập sau ngày 15/10/1993, căn cứ Tiểu mục 2.3 Mục II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP, toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;
– Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
– Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, “Luật đất đai năm 2013”;
Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế, chia thừa kế, tranh chấp thừa kế
– Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật;
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Nếu có đầy đủ các điều kiện trên, hợp đồng chuyển nhượng của bạn với bà Oánh có giá trị pháp lý; nếu không có đầy đủ các điều kiện trên thì hợp đồng sẽ được bị tuyên là vô hiệu, tức là mảnh đất sẽ không thuộc quyền sở hữu của bạn.
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho bạn đối với mảnh đất của mình, bạn nên làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang có đất để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Xem thêm: Tư vấn luật đất đai, giải quyết tranh chấp nhà đất tại Hà Nội