Khi có vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Vậy, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về SHTT?
Mục lục bài viết
- 1 1. Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì?
- 2 2. Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tiếng Anh là gì?
- 3 3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ
- 4 4. Một số hạn chế, bất cập trong giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án
- 5 5. Các công việc của luật sư giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ
1. Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Về bản chất tranh chấp là sự mẫu thuẫn, trái ngược về quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan. Quyền sở hữu trí tuệ theo khoản 1 Điều 4
Vậy tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là sự mâu thuẫn trong quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
Từ định nghĩa trên có thể phân tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thành bốn loại, cụ thể:
Tranh chấp quyền tác giả có thể có tính chất thuần túy liên quan quyền nhân thân và/hoặc thuần túy liên quan đến quyền tài sản.
Tranh chấp quyền liên quan.
Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp.
Tranh chấp quyền đối với giống cây trồng.
2. Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tiếng Anh là gì?
Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tiếng Anh là:
Intellectual property rights disputes
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ
Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử lí các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ việc tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Hiện nay, không phải tất cả tranh chấp sở hữu trí tuệ đều là tranh chấp dân sự mà trong trường hợp cả hai bên đều có mục đích lợi nhuận thì đây là tranh chấp về kinh doanh thương mại. Phần lớn các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ hiện nay được giải quyết theo thủ tục tố tụng tại
Về cơ bản những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thường được giải quyết tại
Theo đó, sau khi đã xác định được thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử thì tiếp theo cần xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Việc xác định cụ thể thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp cần dựa theo quy định của
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.
Tòa án cấp nào sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ
Về cơ bản, những tranh chấp về sở hữu trí tuệ sẽ được giải quyết bởi tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương.
Tuy nhiên, nếu một trong các bên tranh chấp hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì lúc này vụ tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Ngoài ra, đối với tranh chấp về sở hữu trí tuệ mà cả hai bên đều có mục đích lợi nhuận thì sẽ được xét xử bởi tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Khi có tranh chấp về vấn đề sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp cần tiến hành giải quyết thông qua cơ chế luật sư giải quyết tranh chấp.
4. Một số hạn chế, bất cập trong giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án
Thời gian giải quyết kéo dài
Theo quy định tại Điều 179 của BLTTDS, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với vụ án dân sự là 4 tháng, đối với các vụ án kinh doanh – thương mại là 2 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án; đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 2 tháng đối với vụ án dân sự và 1 tháng đối với vụ án kinh doanh thương mại. Trên thực tế, qua công tác nghiên cứu các hồ sơ vụ án chúng tôi thấy rằng đa số các vụ án giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án thường bị kéo dài. Điều này xuất phát từ tính đặc thù của các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là loại việc tương đối phức tạp, đòi hỏi trong quá trình giải quyết vụ án, các Tòa án thường phải trưng cầu ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và các cơ quan chức năng có liên quan để có kết luận đối với hành vi xâm phạm nên trong nhiều trường hợp Tòa án phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Thậm chí có trường hợp Tòa án còn phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với lý do cần chờ kết quả trả lời của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và các cơ quan chuyên môn.
Có thể nói, thời gian giải quyết kéo dài là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ e ngại trong việc khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước các hành vi xâm phạm. Thay vào đó, họ yêu cầu các cơ quan có thẩm quyển xử lý hành chính đối với các hành vi xâm phạm để đảm bảo việc chấm dứt kịp thời, nhanh chóng các hành vi xâm phạm đó.
Thiếu các biện pháp khẩn cấp tạm thời hữu hiệu đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Giống như quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là một trong những ưu điểm của biện pháp dân sự so với các biện pháp hình sự và hành chính, tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ còn chưa thực sự hữu hiệu.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự, gồm có 12 biện pháp sau đây:
Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Tạm đình chỉ việc thi hành
Kê biên tài sản đang tranh chấp.
Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.
Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.
Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.
Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định”.
Trong số 12 biện pháp nêu trên thì trong quan hệ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ có thể yêu cầu Tòa án áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây: kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ; phong toả tài sản của người có nghĩa vụ; cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.
Điều 207 Luật Sở hữu quy định bổ sung một số biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó, bao gồm:
Thu giữ;
Kê biên;
Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.
Như vậy có thể thấy các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật hiện hành có thể áp dụng trong các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là tương đối ít, đặc biệt là các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự chưa được cụ thể hóa đối với các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, còn mang tính chung chung. Điều này đã gây không ít khó khăn cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trong việc yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Các quy định của pháp luật hiện hành về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa góp phần làm ngăn chặn một cách nhanh chóng, kịp thời các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ưu thế về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của biện pháp dân sự chưa được phát huy trên thực tiễn. Thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ trong những năm qua chúng tôi thấy rất ít trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nào từ phía các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, với thời gian giải quyết kéo dài cộng với việc các hành vi xâm phạm chưa được ngăn chặn một cách kịp thời có thể là nguyên nhân dẫn đến việc các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ e ngại việc khởi kiện ra Tòa án để xử lý bằng biện pháp dân sự mà thay vào đó, họ chọn việc xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính.
5. Các công việc của luật sư giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ
– Tư vấn và đưa ra ý kiến pháp lý về trách nhiệm của các bên trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
– Tư vấn, cử luật sư tham gia tranh tụng trong các vụ việc vi phạm bản quyền, sáng chế, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh,
– Tư vấn và giải quyết tranh chấp tên miền, bản quyền trên internet và truyền hình.
– Tư vấn và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
– Cử luật sư đại diện khách hàng tham gia thương lượng, thoả thuận giải quyết tranh chấp tại tòa án và trọng tài.
– Cử luật sư đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng gồm có cục sở hữu trí tuệ, cục bản quyền, thanh tra sở hữu trí tuệ.
– Hướng dẫn và trực tiếp thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, bản quyên.
– Cử luật sư có chuyên môn vững, kinh nghiệm tham gia bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án và trọng tài thương mại.
– Nghiên cứu và làm đơn khiếu nại các quyết định hành chính về sở hữu trí tuệ của cục sở hữu trí tuệ và bản quyền.
– Tư vấn, hướng dẫn chủ thể quyền thực hiện quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp:
+ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm tự bảo vệ;
+ Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm;
Hoặc khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng