Trong lĩnh vực môi trường vẫn thường xảy ra các xung đột, tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về khái niệm, nguyên tắc, các hình thức tranh chấp môi trường
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp môi trường là gì?
Tranh chấp môi trường là một trong những hiện tượng xã hội được quan tâm nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như xã hội học môi trường, kinh tế học môi trường, khoa học pháp lý.
Theo đó, khái niệm tranh chấp môi trường cũng được hiểu từ những giác độ khác nhau. Từ giác độ xã hội học, xung đột môi trường được hiểu là xung đột về quyền lợi giữa các nhóm xã hội các nhau trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường. Nhóm này muốn tước đoạt lợi thế của nhóm khác, dẫn đến sự đấu tranh của giữa các nhóm để phân phối lại lợi thế về tài nguyên, về các yếu tố môi trường.
Từ giác độ môi trường học, xung đột đột môi trường được nhìn nhận theo hai khía cạnh:
Một là, xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội với nhu cầu bảo vệ môi trường sống trong lành của loài người;
Hai là, xung đột giữa các nhóm dân cư khác nhau trong quá trình khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên và môi trường.
Tại Việt Nam, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về tranh chấp môi trường, tuy nhiên, kết hợp các quan điểm khoa học về xung đột môi trường từ nhiều lĩnh vực khác nhau với những kinh nghiệm thực tiễn pháp lý của các quốc gia đi trước và các kết quả của việc xác định rõ quyền và lợi ích của con người, ta có thể xác định được nội dung cơ bản của tranh chấp môi trường như sau:
Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm môi trường gây nên.
Như vậy để có cách nhìn toàn diện nhất về tranh chấp môi trường cần nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đưa ra được khái niệm về tranh chấp môi trường, từ đó sẽ có cách giải quyết tránh chấp môi trường hiệu quả hơn.
2. Các nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp môi trường:
Thứ nhất, Nguyên tắc công quyền can thiệp.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sự can thiệp của công quyên vào việc giải quyết tranh chấp cần được xem là một loại trách nhiệm công vụ, hay nói cách khác, công quyền đương nhiên được phép can thiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, để tránh tình trạng tuyệt đối hóa vai trò của Nhà nước, coi bảo vệ môi trường nói chung, giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng là trách nhiệm chỉ của Nhà nước thì cần phải làm rõ mức độ can thiệp của công quyền trong lĩnh vực này.
Hiện nay, cách tiếp cận bảo vệ môi trường nói chung, giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng theo hướng “coi sự can thiệp của cơ quan công quyền là yếu tố không thể thiếu nhưng chỉ nên xem là giải pháp cuối cùng” đang dần chiếm ưu thế. Từ khía cạnh giải quyết tranh chấp, sử dụng các công cụ, phương pháp kinh tế sẽ giúp cho các bên tranh chấp có điều kiện lựa chọn các phương thức thương lượng, hòa giải, khi đó, giúp tiết kiệm thời gian, tiền và công sức của các bên, góp phần làm giảm đáng kể chi phí xã hội.
Thứ hai, Nguyên tắc phòng ngừa.
Đây là nguyên tắc giúp cho việc định hướng, xem xét giải quyết các tranh chấp môi trường khi mới bắt đầu có nguy cơ gây hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Tiền đề của nguyên tắc này là nếu có những điều không chắc chắn hoặc không rõ về bản chất hoặc mức độ, quy mô của sự nguy hại đến môi trường thì người ra quyết định cần hết sức thận trọng, cần cân nhắc giữa cái được, cái mất để các bên có thể đi đến thống nhất các phương án loại trừ hoặc hạn chế mức thấp nhất tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động phát triển.
Để thực hiện tốt nguyên tắc phòng ngừa, cần tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường. Bởi lẽ, thông qua hoạt động đánh giá tác động môi trường, cơ quan tài phán sẽ có cơ sở để xem xét một số vấn đề như các bên đã cân nhắc đến tất cả các yếu tố có liên quan đến môi trường chưa? Hay các bên có liên quan cũng như cơ quan có thẩm quyền có nhận thức được đầy đủ những nguy cơ nội tại mà hoạt động phát triển có thể gây nên cho môi trường hay không? Nếu câu trả lời là chưa thì lẽ dĩ nhiên, nguyên tắc áp phòng ngừa sẽ được áp dụng để buộc các bên phải tiến hành xem xét, đánh giá các vấn đề nêu trên một cách đầy đủ và nghiêm túc nhất.
Thứ ba, Nguyên tắc phối hợp hợp tác.
Nguyên tắc này có thể được hiểu là thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp để liên kết tất cả các bên tham gia. Khi đó, họ sẽ có cơ hội đối thoại trực tiếp với nhau, thông tin đầy đủ cho nhau và cùng xây dựng những cam kết có tính đồng thuận xã hội, cùng nhau xác định trách nhiệm, chia sẻ quyền lợi và tìm tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ hủy hoại môi trường, nhằm hướng tời phát triển bền vững. Có thể nói, nguyên tắc này là phương thức tốt nhất để tổng hợp mọi nguồn lực xã hội vào việc khắc phục, cải thiện môi trường sống chung.
Thứ tư, Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá.
Nội dung của nguyên tắc là xác định “cái giá” phải trả đối với người có hành vi ô nhiễm môi trường. Cụ thể, người có hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ : Phải áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường; Phải bồi thường thiệt hại về môi trường, về tính mạng, sức khỏe và tính mạng của các nạn nhân (nếu có). Đây chính là cơ sở cho hoạt động giải quyết tranh chấp đòi BTTH về người và tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên.
Thứ năm, Nguyên tắc tham vấn chuyên gia.
Do xuất phát từ thiệt hại môi trường rất khó xác định, không chỉ lý học… sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng chính xác. Các chuyên gia dựa vào các phương tiện kỹ thuật đo đạc, xét nghiệm mẫu để có thể đưa ra các quyết định khách quan, trung thực về mối liên hệ giữa nguyên nhân với hậu quả, về mức độ thiệt hại. Khi đó, góp phần giúp cho các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, dự báo và là thiệt hại trước mắt mà còn là thiệt hại lâu dài. Khi đó, sự tham gia của các chuyên gia về kinh tế học, y tế học, tâm kết luận đầy đủ về tính chất, mức độ cũng như các ảnh hưởng đến môi trường để có thể đưa ra các phán quyết đảm bảo tính khách quan, chính xác.
3. Nội dung và các hình thức tranh chấp môi trường:
Nội dung về tranh chấp môi trường dung về tranh chấp môi trường được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 162 Luật bảo vệ môi trường năm 2020. Cụ thể gồm:
Điều 162. Tranh chấp về môi trường
1. Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm:
a) Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường;
b) Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
c) Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường được thực hiện theo Điều 133 của Luật này và quy định khác của pháp luật có Liên quan.
Một là: Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường
Hai là: Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường
Ba là: Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường
Các dạng tranh chấp môi trường
Căn cứ vào định nghĩa của tranh chấp môi trường, thì có ba dạng tranh chấp môi trường chủ yếu là:
Thứ nhất: Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản xuất trong việc khai thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên và các yếu tố môi trường.
Thứ hai: Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với các tổ chức, cá nhân khác về việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên. Dạng này bao gồm cả những tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại gây ra từ các sự cố môi trường.
Thứ ba: Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự ỏn phát triển gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của chủ thể khác.
4. Quy mô xảy ra tranh chấp môi trường:
Xuất phát từ đặc điểm của môi trường là một thể thống nhất không tách rời, không bị giới hạn bởi không gian thời gian, nên các tác động xấu đến thành phần môi trường này sẽ ảnh hưởng xấu đến thành phần môi trường khác (theo hiệu ứng đô mi nô). Các tác động môi trường thường diễn ra trên quy mô lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên tục trực tiếp đến điều kiện sống của nhiều chủ thể: cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư, thậm chí cả quốc gia.
Tương ứng với phạm vi và mức độ của những tác động xấu tới môi trường là phạm vi và cấp độ của tranh chấp môi trường. Tranh chấp có thể này sinh trong phạm vi khu dân cư, tại một địa phương, hoặc nhiều địa phương, trong phạm vi khu vực và quốc tế. Điều này có nghĩa là tranh chấp môi trường có thể nảy sinh giữa bất cứ chủ thể nào, không phụ thuộc vào các cá nhân hay tổ chức, công quyền hay dân quyền, người trong nước hay người nước ngoài, quốc gia phát triển hay đang phát triển và giữa họ có hay không quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp đồng hay công vụ..
Sự đa dạng về chủ thể tham gia tranh chấp cộng với trách nhiệm pháp lí chủ yếu phát sinh ngoài hợp đồng khiến cho tranh chấp môi trường trở nên khó kiểm soát, khó dung hòa và dễ chuyển hóa thành các xung đột có quy mô lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và an toàn pháp lí, thậm chí cả những mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia láng giềng.
Sự đa dạng về chủ thể dẫn đến việc khó xác định số lượng cụ thể các đương sự trong mỗi vụ tranh chấp môi trường. Đối với các tranh chấp trong lĩnh vực khác, số lượng các bên tham gia tranh chấp luôn được xác định và thường không quá hai hoặc ba bên.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, việc các tranh chấp liên quan đến nhiều lợi ích, nhiều chủ thể khác nhau, như: lợi ích của những người làm công tác bảo tồn, các nhà sản xuất kinh doanh, các cấp chính quyền, các t tổ chức phi chính phủ (NGOs), các cộng đồng dân cư.. khiến cho tranh chấp môi trường khó định lượng về hậu quả. Chẳng hạn, đối với tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, chủ thể có thể là người gây ô nhiễm; tổ chức cá nhân bị thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe do ô nhiễm môi trường gây ra; cơ quan Nhà nước đòi bồi thường đối với thiệt hại suy giam chức năng tính hữu ích của môi trường….
5. Vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường:
Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm môi trường gây nên.
Theo đó, trong tranh chấp môi trường vị thế của các bên thường không cân bằng. Đây là quan điểm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Theo quan điểm này, phần lớn các tranh chấp môi trường có bên tham gia là chủ các dự án phát triển hoặc các cơ quan quản lí, trong khi phía bên kia chỉ là những thường dân với những yêu cầu , đòi hỏi về chất lượng môi trường sống chung của con người. Điều dễ nhận thấy là bên thứ nhất thường có ít động cơ hơn trong việc tìm giải pháp để điều hòa lợi ích xung đột.
Sự bất tương xứng về vị thế giữa các bên là một trong những trở ngại lớn của quá trình giải quyết tranh chấp. Trở ngại này càng bộc lộ rõ hơn ở các quốc gia phải chịu nhiều áp lực từ mục tiêu phát triển kinh tế , giảm đói nghèo, do mối quan tâm tới tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được đẩy lên trước mối quan tâm đến chất lượng môi trường sống. Trong những hoàn cảnh như vậy, “ ưu thế” của quá trình giải quyết xung đột thường nghiêng về phía bên gây thiệt hại cho môi trường.
Có thể thấy, sự bất tương xứng về vị thế giữa các bên là một trong những trở ngại lớn của quá trình giải quyết tranh chấp môi trường. Trên thực tế hiện nay, khi các tranh chấp môi trường được giải quyết thông qua biện pháp thương lượng, hoà giải thì các bên tham gia tranh chấp sẽ tự điều hòa mâu thuẫn với nhau, mà chưa có sự can thiệp sâu của cơ quan chức năng cùng công cụ pháp luật.
Một khi tranh chấp không thể giải quyết bằng con đường thương lượng, hoà giải theo pháp luật hiện hành, các bên có thể khởi kiện ra toà để giải quyết. Lúc đó các bên đều phải có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết của toà mà cơ quan này chỉ làm việc trên nguyên tắc “độc lập chỉ tuân theo pháp luật ” và “mọi công dân đều b́ình đẳng trước pháp luật”. Như vậy vị thế của các bên trước cơ quan tố tụng là như nhau, không hề có sự “ bất tương xứng”.
6. Thời điểm xác định các tranh chấp môi trường:
Trước khi tìm hiểu thời điểm tranh chấp môi trường là gì? Cân tìm hiểu thế nào là tranh chấp môi trường?
Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm môi trường gây nên
Thời điểm xác định các tranh chấp môi trường nảy sinh thường sớm hơn so với thời điểm xác định nảy sinh tranh chấp khác. Trong các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động.. quyền và lợi ích mà các bên yêu cầu được bảo vệ, phục hổi là những quyền và lợi ích đã bị bên kia xâm hại. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các bên còn yêu cầu loại trừ các khả năng xâm hại môi trường.
Khả năng xâm hại đến môi trường mà con người có thể dự báo thường liên quan đến các dự án đầu tư, thậm chí ngày từ khi dự án chưa đi vào hoạt động. Điều này lí giải cho nhiều mâu thuẫn, xung đột trong lĩnh vực môi trường đã nảy sinh ngay từ giai đoạn khi các dự án đầu tư chưa triển khai hoặc mới bắt đầu đi vào hoạt động. Vào giai đoạn này, mặc dù thiệt hại thực tế chưa xảy ra nhưng các bên xung đột cho rằng nguy cơ nội tại sẽ xảy ra thiệt hại đối với môi trường nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Lí do để chấp nhận sớm được các yêu cầu của các bên đương sự trong các vu tranh chấp môi trường đã được các thẩm phán tại
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật bảo vệ môi trường năm 2020.