Tranh chấp lối đi qua với hàng xóm. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Mở lối đi chung qua nhà hàng xóm bên cạnh.
Tranh chấp lối đi qua với hàng xóm. Thẩm quyền
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em có việc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp với! Em xin trình bày vấn đề cụ thể như sau: Em có mua ngôi nhà từ năm 2009 đến nay. Nhà em thuộc băng 2. Lối đi vào nhà trước đây là lối đi chung của 3 nhà và nhà em là trong cùng (ngõ cụt). Khi em mua lại từ nhà chủ cũ hiện trạng lối đi chung của 01 nhà đã bỏ hẳn không sử dụng nữa, còn 01 nhà có mở 01 cửa nhỏ nằm bên trong cổng nhà em mục đích sử dụng của họ chỉ để sang hang xóm chơi và mở van nước (vì nhà họ thuộc băng 1). Phần cuối ngõ chủ nhà cũ đã sử dung làm vườn (thuộc đất lấn chiếm). Khi có chủ trương của nhà nước em cũng đã có kê khai phần đất lần chiếm này. Và hiện tại em đã cải tạo khu vực này làm nhà xưởng. Nhưng bây giờ nhà hàng xóm này không ở đấy và đã cho thuê phần nhà trên còn phần sau giữ lại để họ chăn nuôi và yêu cầu em phải cho họ mở cửa ở phần cuối ngõ để họ đi lại (đây thuộc phần đất lần chiếm của nhà em). Trước đây ngõ vào rất thấp trũng, mưa to là bị ngập lụt, nhà em đã phải mua gần trăm khối đất về đổ cao lên và hiện tại đã đổ bê tông và lát gạch cao ráo sạch sẽ. Nhà họ đã có 01 cửa phía bên trên (bên trong cổng nhà em) rồi nay họ lại đòi mở thêm 01 cửa phía cuối nữa (thuộc bên trong xưởng của em) để đi lại. Em rất là bức xúc nhưng do không hiểu và nắm được luật. Vậy em rất mong luật sư tư vấn giúp em! Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, nhà bạn và nhà hàng xóm đang có tranh chấp về việc mở lối đi qua phần đất lấn chiếm. Tuy nhiên, khi Nhà nước có chủ trương nhà bạn vẫn kê khai phần đất này nhưng bạn không nói rõ gia đình bạn đã được
– Trường hợp 1: Gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phần đất lấn chiếm.
Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới với các thửa đất liền kề
Theo quy định tại Điều 160 Bộ luật dân sự 2015 về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản như sau:
+ Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
+ Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật dân sư 2015, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo nguyên tắc trên, khi gia đình bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất lấn chiếm thì bạn có toàn quyền định đoạt đối với tài sản nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Đồng thời, Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:
"Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình hàng xóm đã có lối đi ở cổng phía trên nên không thuộc trường hợp bị các bất động sản liền kề vây bọc nên bạn không có nghĩa vụ dành cho họ một lối đi qua trên phần đất của gia đình bạn.
Xem thêm: Khởi kiện đòi lại đất chung của xóm
– Trường hợp 2: Gia đình bạn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phần đất lấn chiếm này. Như vậy, bạn và gia đình hàng xóm không có quyền định đoạt trên phần đất đó. Nay có tranh chấp xảy ra trong việc mở lối đi thì gia đình bạn làm đơn tường trình gửi tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đang có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp.