Hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật đất đai Việt Nam ngày càng được sửa đổi bổ sung và hoàn thiện, trong đó đặc biệt là các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai. Vậy tranh chấp đất quốc phòng được giải quyết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp đất quốc phòng được hiểu như thế nào?
Đất đai luôn có vai trò và vị trí quan trọng đối với mỗi quốc gia. Góp phần quyết định sự phát triển của mỗi đất nước. Tranh chấp đất đai thể hiện dấu ấn mạnh mẽ trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của quan hệ pháp
Một nội hàm được khái niệm tranh chấp đất đai bao bọc đó là, tranh chấp đất quốc phòng được hiểu là tranh chấp về quyền quản lý cũng như quyền sử dụng của một thửa đất hoặc nhiều thửa đất hoặc một diện tích đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó do pháp luật quy định và bảo hộ. Trong trường hợp họ không thể cùng nhau tự giải quyết những tranh chấp về đất quốc phòng đó thì sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Quyền đối với các loại đất quốc phòng gắn liền với nhu cầu thiết yếu của đất nước cũng là một trong những nội dung quan trọng của tranh chấp đất đai vì chúng không thể tách rời khi giải quyết tranh chấp đất đai các cơ quan có thẩm quyền luôn giải quyết tất cả các mối quan hệ nói trên.
2. Tranh chấp đất quốc phòng được giải quyết như thế nào?
Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng và mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở các quy định cụ thể của pháp luật bằng thủ tục và trình tự hành chính nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai. Nhìn chung thì việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng thủ tục hành chính được thực hiện đa dạng và có thể bằng hình thức giải quyết tranh chấp đất đai hoặc giải quyết khiếu nại hoặc tố cáo về đất đai hoặc giải quyết các vi phạm về quản lý sử dụng đất đai của các cá nhân và tổ chức. Khi xảy ra các vấn đề tranh chấp liên quan đến đất quốc phòng thì sẽ xác định đây là các tranh chấp về hành chính giữa các chủ thể là cơ quan nhà nước với các cá nhân tổ chức sử dụng đất quốc phòng vì thế có thể thông qua các hình thức sau đây:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất quốc phòng phòng thủ tục hành chính thông qua việc khiếu nại hành chính. Theo đó thì có thể hiểu là khi xảy ra tranh chấp dẫn đến sự bất đồng về quan điểm hoặc những ý kiến trái chiều giữa các chủ thể với nhau hoặc với các cơ quan nhà nước liên quan đến các quyết định hành chính thì các bên chủ thể liên quan có quyền khiếu nại theo thủ tục và trình tự hành chính theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp đất quốc phòng bằng biện pháp thực hiện hành chính. Mặc dù có thể nhìn nhận đất quốc phòng là một loại đất vô cùng đặc thù của quốc gia dân tộc những việc giải quyết tranh chấp đất quốc phòng tại tòa án vẫn sẽ được tiến hành theo thủ tục hành chính tại luật tố tụng hành chính hiện hành. Do đó thẩm quyền để giải quyết vấn đề tranh chấp đất quốc phòng mà các chủ thể là cá nhân tổ chức có liên quan bị tác động bởi những quyết định hành chính có hiệu lực hoặc các hành vi hành chính đó và họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bởi các lý do sau: Thẩm quyền quản lý hành chính về lĩnh vực đất quốc phòng chủ yếu thuộc về cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, ví dụ như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường … vào trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các hoạt động quản lý liên quan đến đất quốc phòng mà có phát sinh tranh chấp thì việc khiếu kiện cũng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 32 theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp đất quốc phòng:
Một là, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến cơ quan có thẩm quyền là bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường.
Hai là, sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết. Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập nghiên cứu hồ sơ cũng như tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, trường hợp cần thiết trình lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập các đoàn công tác đã tiến hành thẩm tra cũng được xác minh vụ việc tại địa phương, hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trong lĩnh vực quốc phòng. Do đó thì việc giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng hành chính sẽ được thực hiện sau khi có chủ thể tranh chấp không thể tự tiến hành hòa giải hoặc tự thương lượng với nhau được khi đó thì cần phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới có hướng giải quyết triệt để nhanh chóng chấm dứt phát sinh nhằm tránh những nguy cơ tìm ẩn về an ninh và trật tự tại địa phương. Đối tượng của hoạt động này chính là hướng đến đất quốc phòng được coi là một loại đất đặc biệt của an ninh quốc gia. Hệ quả pháp lý của việc giải quyết này là quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong quan hệ đất đai sẽ được làm rõ bằng các bản án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có hiệu lực pháp luật.
4. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất quốc phòng:
Nhìn chung thì hồ sơ giải quyết tranh chấp đất quốc phòng sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến đất quốc phòng;
– Biên bản làm việc với các bên tranh chấp hoặc với các tổ chức cá nhân có liên quan, biên bản kiểm tra hiện trạng tranh chấp đất hoặc biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai;
– Trích lục bản đồ hồ sơ địa chính thông qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ và tài liệu làm chứng cứ cũng như chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương đó;
– Bản báo cáo đề suất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp và gửi cho các tổ chức cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Như vậy thì nhìn chung giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp đất đai trong lĩnh vực quốc phòng nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính tại Việt Nam bởi lẽ đất đai là một tài sản lớn đối với mỗi cá nhân cũng như hộ gia đình và các tổ chức, việc ổn định vấn đề tranh chấp có giá trị rất lớn đối với văn hóa người Việt, do đó nếu phát sinh tranh chấp thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ rất cao về mất trật tự an toàn xã hội thậm chí là gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị do đó khi xảy ra các tranh chấp này, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng vào cuộc với nhiều biện pháp về tình và lý xuất phát từ nhiệm vụ của mình để giải quyết triệt để các tranh chấp nói trên, từ đó sẽ giảm đáng kể các vụ việc liên quan đến đơn thư hoặc khiếu nại khiếu kiện xoay quanh các vấn đề này tại địa bàn mà mình quản lý bởi phần lớn các vụ việc phức tạp trong đời sống đều liên quan đến vấn đề đất đai trong đó chủ yếu là tranh chấp đất đai bao gồm cả đất đai quốc phòng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–